Cải cách tư pháp trong xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam: Để xứng đáng là “người bảo vệ công lý” 12/09/2008

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp, cải cách tư pháp của nước ta hiện mới chỉ thực sự tác động đến cán bộ, cơ quan tư pháp và một bộ phận nhân dân có công việc liên quan đến công tác tư pháp, chứ chưa trở thành công việc chung của toàn xã hội. Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta đã đặt ra một số yêu cầu đối với cải cách tư pháp, chẳng hạn như phải đề cao được vị trí, vai trò của pháp luật, tư pháp phải xứng tầm là người bảo vệ công lý và có địa vị xứng đáng trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước thống nhất trên nguyên tắc tập trung dân chủ.

Những quy định pháp luật về giáo viên dạy nghề: Vì sao khó thực hiện? 12/09/2008

Xét về phương diện lập pháp, hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến giáo viên dạy nghề ( như số lượng, chất lượng, tỷ lệ học sinh/giáo viên hợp lý...) được quy định trong Luật Dạy nghề, các Nghị định hướng dẫn và các VBQPPL của các Bộ, ngành liên quan là khá đầy đủ. Tuy nhiên, hiệu lực pháp luật của các quy định này lại không được như mong muốn của những nhà làm luật. Vì sao?

Một số vấn đề rút ra qua cuộc thanh tra về công tác bán đấu giá tài sản tại Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thành phố Đà Nẵng 11/09/2008

Bộ Tư pháp được Chính phủ giao thống nhất quản lý nhà nước về bán đấu giá tài sản, nhưng qua thanh tra về công tác này cho thấy thực trạng về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này đang có vấn đề cần báo động đỏ và cần được khẩn trương chấn chỉnh, khắc phục. Vậy chúng ta thấy gì qua thanh tra về công tác bán đấu giá tài sản tại Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thành phố Đà Nẵng.

Những vấn đề cần chú ý trong việc ghi quê quán của một người khi đăng ký khai sinh 11/09/2008

Tình trạng nhân thân của một người nhìn chung hầu hết được thể hiện thông qua các giấy tờ như Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, hộ khẩu gia đình, lý lịch… Các giấy tờ tuỳ thân của công dân nêu trên có nội dung thể hiện tình trạng nhân thân của người đó khi tham gia các giao dịch dân sự trong xã hội. Nhưng việc ghi nội dung các giấy tờ đó theo quy định của pháp luật còn nhiều vấn đề chưa thống nhất dẫn đến nội dung của cá nhân không thống nhất dẫn đến khó khăn trong các hệ quả khi công dân tham gia các giao dịch điển hình là việc ghi phần quê quán trong các giấy tờ hộ tịch của người dân.

Trao đổi về sự chính xác, đầy đủ trong văn bản công chứng 11/09/2008

Luật Công chứng đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 quy định về Giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau:

Thực tiễn cơ chế bảo đảm tiền vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa và giải pháp khắc phục 11/09/2008

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người . Các DNNVV bao gồm các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước và Luật Hợp tác xã, hoạt động theo nhiều loại hình doanh nghiệp, như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, công ty hợp danh.

Hoạt động đại diện cho nhà nước trong tương trợ tư pháp quốc tế của ngành Tư pháp: Ngày càng đáp ứng chủ trương cải cách tư pháp 10/09/2008

Kinh nghiệm và thực tiễn của nhiều nước trên thế giới cho thấy, lĩnh vực tương trợ tư pháp (TTTP) thường được đặt dưới sự điều hành của ngành Tư pháp mà đại diện là Bộ Tư pháp. Ngành Tư pháp nước ta thời gian qua cũng đã làm đại diện cho nhà nước trong rất nhiều uỷ thác tư pháp quốc tế. Và với việc ban hành Luật TTTP, trong đó giao Bộ Tư pháp làm cơ quan đầu mối ở TƯ về TTTP trong dân sự, chúng ta đang nỗ lực thực hiện chủ trương cải cách tư pháp đã được Bộ Chính trị thông qua tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005.

Công chức dự bị - nên hiểu như thế nào? 09/09/2008

Khái niệm, chế độ công chức dự bị lần đầu tiên được quy định trong Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 29/4/2003 (Pháp lệnh năm 2003). Qua hơn 5 năm triển khai thi hành Pháp lệnh, hiện vẫn còn không ít vướng mắc xung quanh những quy định về chế độ và cách hiểu khái niệm này.