Tha tù trước thời hạn có điều kiện theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 05/09/2016

Ngày 27/11/2015 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và ban hành Nghị quyết số 109/2015/QH13, Nghị quyết số 110/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự. So với BLHS năm 1999 thì BLHS năm 2015 bổ sung nhiều quy định mới về hình phạt tù, những quy định này nhằm cụ thể hóa các yêu cầu trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Tha tù trước thời hạn có điều kiện là quy định mới trong BLHS năm 2015, vì vậy việc nghiên cứu quy định này trong thực tiễn là rất cần thiết.

Nguyên tắc áp dụng pháp luật dân sự theo Bộ luật dân sự năm 2015 31/08/2016

Ngày 24/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Bộ luật dân sự là một trong những đạo luật quan trọng, là luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự; ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân trong giao lưu dân sự; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phục vụ hội nhập quốc tế, ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành.

Quy định về tội phạm có tổ chức, tổ chức phạm tội, phạm tội có tổ chức và kiến nghị hoàn thiện 31/08/2016

“Tội phạm có tổ chức”, “tổ chức phạm tội” và “phạm tội có tổ chức” là những khái niệm phức tạp, có mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ với nhau. Việc làm sáng tỏ ba khái niệm này có ý nghĩa to lớn không những về mặt lý luận, mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong hoàn thiện pháp luật hình sự, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay.

Một số vấn đề về kiểm soát quyền hành pháp trong phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay 29/08/2016

Ở nước ta, tham nhũng được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam coi là “quốc nạn”, là một nguy cơ có thể gây mất ổn định chính trị xã hội, và cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm sức chiến đấu của Đảng, giảm năng lực quản lý của Nhà nước, tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản kháng về xã hội, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ tập trung làm rõ nguy cơ tham nhũng từ sự “tha hóa” quyền hành pháp, từ đó nêu rõ vai trò (giải pháp) kiểm soát quyền hành pháp trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay. Nhưng trước khi đi sâu phân tích nguy cơ tham nhũng từ sự “tha hóa” quyền hành pháp, tác giả cũng khái quát làm rõ nguy cơ của tham nhũng tiểm ẩn trong bộ máy nhà nước nói chung.

Suy nghĩ bước đầu về một số vấn đề cần quy định trong dự thảo NĐ về theo dõi thi hành PL 25/08/2016

Thể chế hóa Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Kết luận số 01-KL/TW ngày 04/4/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó đặc biệt là chủ trương “ban hành pháp luật và thi hành pháp luật là một chỉnh thể thống nhất, củng cố các thiết chế thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật vừa là công cụ quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật”, qua nghiên cứu bước đầu, chúng tôi cho rằng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (sau đây sử dụng thuật ngữ “theo dõi thi hành pháp luật”) cần quy định rõ ràng, cụ thể một số vấn đề sau đây:

Tình tiết định tội trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong Bộ luật Hình sự năm 2015 và kiến nghị 24/08/2016

Trong lý luận cũng như trong thực tiễn, khái niệm định tội danh được hiểu theo hai nghĩa. Trước hết, định tội danh là một qúa trình lôgic nhất định, là hoạt động của chủ thể về việc xác nhận phù hợp giữa trường hợp tội phạm cụ thể đang xem xét với các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm trong quy phạm pháp luật hình sự quy định về tội phạm. Thứ hai, định tội danh là đánh giá pháp lý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện. Hai nghĩa này có sự quan hệ mật thiết với nhau trong khái niệm định tội danh. Nếu như theo nghĩa thứ nhất thì đó là quá trình, là giai đoạn áp dụng pháp luật, thì nghĩa thứ hai là sự đánh giá cụ thể. Chỉ trên cơ sở thực hiện việc định tội danh theo nghĩa thứ nhất thì mới có quyết định, đánh giá theo nghĩa thứ hai.