Những điểm mới của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 về thiệt hại được bồi thường 13/04/2018

Ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN), Luật chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2018 (Luật TNBTCNN năm 2017) và thay thế cho Luật TNBTCNN số 35/2009/QH12 (Luật TNBTCNN năm 2009). Luật TNBTCNN năm 2017 có nhiều điểm mới quan trọng về thiệt hại được bồi thường như bổ sung nhiều loại thiệt hại được bồi thường, tăng mức bồi thường thiệt hại về tinh thần, lượng hóa một số thiệt hại được bồi thường….góp phần bảo đảm hơn quyền yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại, cũng như giúp cơ quan giải quyết bồi thường thực hiện việc giải quyết bồi thường kịp thời, đúng thời hạn của pháp luật.

Hoàn thiện quy định pháp luật về “Hoãn chấp hành hình phạt tù” 11/04/2018

“Hoãn chấp hành hình phạt tù” (HCHHPT) là một trong những quy định pháp luật mang tính nhân đạo, nhân văn của Nhà nước ta đối với người phạm tội bị xử phạt tù; tuy nhiên, quá trình áp dụng quy định này trong thực tiễn thời gian qua còn phát sinh nhiều bất cập, hạn chế cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu công tác cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong nội dung bài viết này, người viết nêu một số bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật về HCHHPT; từ đó đề xuất, kiến nghị hoàn thiện.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015 05/04/2018

Bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự do hành vi gây ra thiệt hại phát sinh giữa các chủ thể mà không phụ thuộc vào hợp đồng. Bên có hành vi trái pháp luật phải bồi thường cho bên bị thiệt hại. Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) được Quốc hội thông qua với rất nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung theo hướng đề cao các giá trị phổ biến về quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 trên cơ sở đó chế định BTTH ngoài hợp đồng cũng có những điểm mới đáng chú ý, cụ thể như sau:

Một số vướng mắc về bảo quản vật chứng trong Tố tụng hình sự 04/04/2018

Bảo quản vật chứng có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp duy trì tình trạng nguyên vẹn của vật chứng như khi thu thập được trong suốt quá trình giải quyết vụ án giúp vật chứng nguyên vẹn về giá trị cũng như đảm bảo giá trị chứng minh, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, người tiến hành tố tụng khác nhau đánh giá chứng cứ do vật chứng chứa đựng trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng, một số quy định về bảo quản vật chứng trong tố tụng hình sự đã bộc lộ những bất cập cần phải sửa đổi cho phù hợp.