Đội ngũ luật sư trong thời hội nhập: Bao giờ nguôi nỗi lo ngoại ngữ?
03/03/2009
Theo lịch trình Việt Nam phải thực hiện các nghĩa vụ thành viên của WTO và các cam kết quốc tế, yêu cầu đối với đội ngũ luật sư (LS) ngày càng cao, cạnh tranh gay gắt. Trong khi đó, đội ngũ của Việt Nam vẫn hạn chế nhiều về số lượng và chất lượng, nhất là khả năng sử dụng ngoại ngữ để hoạt động chuyên môn trong các tranh chấp quốc tế.
Dự án Luật Tiếp cận thông tin: Sẽ phải có nhiều cuộc thỏa thuận
03/03/2009
Dự án Luật Tiếp cận thông tin do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo đang được mong chờ như một “đột phá” trong mối quan hệ vốn còn nhiều hạn chế giữa Nhà nước và công dân. Tuy nhiên, khả năng “đột phá” được tới đâu còn là một câu chuyện dài. Ông Lê Thành Long, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về pháp luật, Bộ Tư pháp đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo PLVN về vấn đề này.
Sửa đổi Điều 126 Luật Nhà ở: Khuyến khích kiều bào về xây dựng đất nước
27/02/2009
Trong chương trình làm việc tại phiên họp thứ 17, chiều qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 Luật Nhà ở. Đây là vấn đề được sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là kiều bào Việt Nam ở nước ngoài khi mà mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 19 thí điểm cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2009.
Triển khai thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường: Phải lựa chọn được người đứng đầu
27/02/2009
Thực hiện Nghị quyết 26/2008/QH12 (15/11/2008) của Quốc hội và Quyết định 241/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 26, ngày 26/2, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường tại một số địa phương. Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã đến dự và chỉ đạo hội nghị.
Viện trưởng Viện KSND thành phố Hà Nội: Kiểm sát viên không thể mang dáng dấp của một công chức hành chính
27/02/2009
Cho đến nay, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đi được một chặng đường. Thực thi Nghị quyết, trong hơn 3 năm qua, khối các cơ quan tư pháp nói chung và từng cơ quan tư pháp nói riêng đã nỗ lực hết mình để nâng cao chất lượng công tác, hướng tới mục tiêu một nền tư pháp tiên tiến, hiệu quả. Không nằm ngoài guồng quay ấy, chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp thời gian qua của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt. Thành quả này, tuy mới chỉ là bước đầu, nhưng cũng chính là kết quả của một quá trình kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên khá vất vả, gian nan - Viện trưởng Viện KSND thành phố Hà Nội Đặng Văn Khanh đã chia sẻ cùng chúng tôi như thế.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ: Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao nhiêu năm?
26/02/2009
Chiều qua, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT). Đánh giá sau hơn 2 năm thực hiện, các quy định của pháp luật về SHTT đã dần từng bước đi vào cuộc sống, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, người sáng tạo, người sử dụng và công chúng thụ hưởng, thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam. Tuy nhiên khi Việt Nam đã ký kết, gia nhập nhiều điều ước quốc tế đa phương, song phương về SHTT thì Luật SHTT đã bộc lộ nhiều điểm chưa tương thích.
Vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam
25/02/2009
Mối quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế ở Việt Nam được quy định tại Luật số 41/2005/QH11 về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, Chủ tịch nước công bố ngày 24/6/2005 và Luật có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006) và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (ban hành ngày 12/11/1996, được sửa đổi, bổ sung ngày 16/12/2002).