Xung quanh Quyết định 51 của UBND TP Hà Nội về giết mổ, vận chuyển, chế biến gia súc, gia cầm: UBND TP chỉ đạo nghiên cứu ý kiến của Cục Kiểm tra VBQPPL 20/02/2009

Ngày 19/02, Cục Kiểm tra văn bản qui phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) nhận được Công văn số 1056/UBND-CT (ngày 11/02/2009) của UBND TP.Hà Nội, chỉ đạo giao Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Công thương các ngành có liên quan (y tế, NN&PTNT, giao thông vận tải, công an TP) nghiên cứu ý kiến của Cục Kiểm tra văn bản qui phạm pháp luật (VBQPPL) liên quan đến Quyết định 51/2009/QĐ-UBND (ngày 22/01/2009) của UBND TP ban hành “Quy định về quản lý hoạt động giết mổ, vận chuyển, chế biến, buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn TP Hà Nội”. Kết quả phải được báo cáo UBND TP trước ngày 28/02.

Tọa đàm về sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005: Cần có bao nhiêu quyền sử dụng đất? 19/02/2009

Trên cơ sở cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 đã quy định một cách tương đối đầy đủ, toàn diện (toàn bộ Phần II với 117 Điều) các vấn đề về quyền sở hữu. Tuy nhiên, khi đi vào cuộc sống cũng như trong mối tương quan với các đạo luật khác của hệ thống quốc luật, những quy định về quyền sở hữu trong BLDS năm 2005 cũng bắt đầu cho thấy không ít bất cập. Trong buổi “Tọa đàm về sở hữu trong pháp luật dân sự của một số nước Châu Âu – Sửa đổi BLDS Việt Nam năm 2005” diễn ra mới đây, các chuyên gia pháp lý đã dành khá nhiều thời lượng để “điểm mặt, chỉ tên” những bất cập này, cũng như cách thức để hóa giải chúng.

Kinh nghiệm thành công của hoạt động hòa giải cơ sở ở Hải Phòng: Có chương,  có mục ngân sách cho công tác hoà giải 19/02/2009

Qua 10 năm thực hiện Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở, các tổ hoà giải cơ sở tại thành phố Hải Phòng đã trở thành tổ chức tự quản của quần chúng đông đảo nhất, gắn bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày của nhân dân ở cơ sở. Các hoà giải viên đã góp phần ngăn ngừa, giải quyết kịp thời phần lớn những vi phạm pháp luật nhỏ và tranh chấp trong nội bộ nhân dân, hạn chế đơn thư khiến nại, tiết kiệm tiền của, thời gian, công sức của Nhà nước và nhân dân.

Phát triển các Trung tâm tư vấn pháp luật: Cần sự đầu tư thoả đáng 18/02/2009

Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thời gian qua các Trung tâm tư vấn pháp luật trên cả nước đã góp phần không nhỏ vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Tuy nhiên, do những khó khăn trong việc tìm kiếm cũng như thu hút nhân lực nên nhiều Trung tâm hoạt động hình thức và cầm chừng.

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010: Dự kiến xây dựng 48 dự án luật, pháp lệnh 18/02/2009

Thực hiện qui định tại điều 23 và 29 Luật Ban hành Văn bản qui phạm pháp luật 2008 (VBQPPL), trên cơ sở đề xuất của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Bộ Tư pháp đã dự thảo Tờ trình của Chính phủ về đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010; bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2009.

Biên bản hòa giải cơ sở cần có những chấn chỉnh nội dung và hình thức 18/02/2009

Hòa giải cơ sở là một trong những hình thức quan trọng để giải quyết vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư nhằm mục đích giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết cộng đồng; phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm ở cơ sở thông qua việc phát hiện và giải quyết tận gốc những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ, góp phần ổn định trật tự xã hội ở địa bàn dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền tăng cường công tác quản lý xã hội ở cơ sở. Bên cạnh đó, hòa giải có kết quả sẽ góp phần hạn chế đơn thư khiếu kiện trong nhân dân, giảm bớt tình trạng khiếu nại đến Tòa án nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của cơ quan nhà nước và công dân.

Phản hồi bài viết UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền ? 17/02/2009

Chứng thực là một trong những công việc phổ biến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết theo yêu cầu của người dân phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch dân sự của họ trong cuộc sống. Hiện nay có nhiều văn bản pháp lý quy định việc chứng thực theo yêu cầu của người dân như Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực; Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký mở rộng thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn; Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 hướng dẫn việc công chứng, chứng thực, hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất; Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007.

Sửa đổi Thông tư 63/2005/TT-BTC về sử dụng kinh phí cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật: Cần tăng các mức chi 16/02/2009

Bằng Thông tư 63/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 05/8/2005 lần đầu tiên việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) được quy định một cách cụ thể, giúp các địa phương có cơ sở đầu tư thúc đẩy hoạt động PBGDPL. Tuy nhiên sau hơn 3 năm, nhiều khoản chi trong Thông tư này không còn phù hợp, ngược lại nhiều hoạt động khác cần phải chi nhưng lại chưa có quy định.