Phòng ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật: Tăng cường cung cấp giáo dục pháp lý 28/10/2009

Theo ý kiến của Ủy ban Quyền trẻ em về báo cáo thực hiện Công ước quyền trẻ em tại Việt Nam thì các hoạt động phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên của Việt Nam đang không phù hợp với Hướng dẫn Liên hợp quốc về phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên (Hướng dẫn Riyadh 1990). Các chiến lược do tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ về phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên cũng chưa rõ ràng và không được phân tích, đánh giá. Trong khi đó, các số liệu quốc gia cho thấy rằng số tội phạm người chưa thành niên đang gia tăng và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn...

Kiện toàn bộ máy Thi hành án dân sự theo Nghị định số 74/2009/NĐ-CP: Tạo đột phá trong công tác chuyên môn 26/10/2009

Chỉ vài ngày nữa, Nghị định số 74/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (THADS) về cơ quan quản lý THADS, cơ quan THADS và công chức làm công tác THADS có hiệu lực. Triển khai Nghị định cũng là cơ hội để các cơ quan THADS củng cố tổ chức, bộ máy thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn.

Nguồn nhân lực trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật: "Dao có sắc mới gọt được chuôi" 22/10/2009

Ngày 27/02/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 270/QĐ-TTg phê duyệt Đề án củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước. Sau một thời gian thực hiện Đề án, kết quả cho thấy còn nhiều cơ quan, đơn vị chưa mặn mà với công tác này, dù rằng đây là nhiệm vụ rất quan trọng để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của cộng đồng, cũng như hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: “Muốn đủ hết là cách làm luật rất cổ điển” 22/10/2009

Hôm qua (21/10), trả lời phỏng vấn Báo Pháp luật Việt Nam về giải pháp “đổi mới tư duy xây dựng pháp luật” theo cam kết của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, đổi mới ở đây phải hiểu là đổi mới cả quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật, trong đó không thể không nói đến tư duy của những người làm công tác lập pháp hiện nay.

Cử tri kiến nghị: Quốc hội quan tâm hơn đến vấn đề việc làm 20/10/2009

Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập hợp được 1.687 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội. Trong đó nổi lên là các vấn đề về lao động, việc làm, về thực hiện các nhóm giải pháp kích cầu, về an toàn thực phẩm, giao thông đô thị và phòng chống tham nhũng.

Định giá nhãn hiệu quốc tế: Mờ nhạt trong hoạt động thực tiễn 15/10/2009

Tài sản vô hình (trong đó có tài sản trí tuệ) đang ngày càng được thừa nhận là có ý nghĩa kinh tế quan trọng. Sử dụng hiệu quả việc định giá nhãn hiệu là yếu tố cốt lõi trong việc quản lý loại tài sản này. Trong nền kinh tế “mới”, nhãn hiệu với ý nghĩa nhân tố trung tâm của thương hiệu chính là nền tảng của thành công. Thế nhưng, qua nhiều cuộc khảo sát được tiến hành tại một số quốc gia phát triển, định giá nhãn hiệu hầu như chưa được nghiên cứu, thiếu sự thống nhất về nguyên tắc, tiêu chuẩn, thuật ngữ và vì vậy, thực tiễn về hoạt động định giá còn mờ nhạt.

Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi): Vẫn chưa mạnh tay giao quyền tự chủ 15/10/2009

Việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục lần này được cho rằng chỉ tập trung vào những vấn đề thật sự bức xúc. Tuy nhiên, lại có những vướng mắc mà thực tiễn đòi hỏi thì chưa được dự luật tháo gỡ.

Xem xét dự án luật tại Ủy ban: Giai đoạn độc lập và quan trọng trong quy trình lập pháp 15/10/2009

Để hướng tới mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nghị quyết số 48-NQ/TƯ năm 2005 của Bộ Chính trị đã đề ra nhiệm vụ rất quan trọng là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Và, một trong những “con đường” giúp nhiệm vụ này sớm đi đến đích chính là hoạt động thẩm tra các VBQPPL của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban thuộc Quốc hội nước ta sao cho các đặc tính như tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất... của pháp luật luôn được đảm bảo. Hiện nay, tại nhiều nước trên thế giới, hoạt động này có nhiều điểm rất đáng để nghiên cứu và vận dụng, nhất là khi Quốc hội Việt Nam đang nỗ lực đổi mới tổ chức và các mặt hoạt động.