Quản lý nhà nước về công tác bồi thường: Sẽ thành lập một đơn vị mới? 21/09/2009

“Cục quản lý bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong phạm vi cả nước”. Trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam chiều qua, ông Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự kinh tế, Bộ Tư pháp đã cho biết về một trong những điểm mới cơ bản của Dự thảo quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi.

Doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật: Được hưởng các ưu đãi về thuế 21/09/2009

Sau 10 ngày làm việc, hôm qua phiên họp thứ 23 của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã kết thúc. Trước đó, thường vụ Quốc hội đã thảo luận về Dự án Luật Người khuyết tật.

Xây dựng Luật Viễn thông: Bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ; thúc đẩy cạnh tranh, bình đẳng và hội nhập kinh tế quốc tế 17/09/2009

Với những chính sách tích cực về viễn thông, nhất là sau khi ban hành Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông năm 2002, Việt Nam đã tạo ra hành lang pháp lý để thúc đẩy cạnh tranh, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai các quy định về viễn thông, đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông năm 2002 đã bộc lộ một số điểm không còn phù hợp, vì vậy việc xây dựng Luật Viễn thông là hết sức cần thiết.

Hệ thống pháp luật hợp đồng hiện hành tại Việt Nam: Những vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp 17/09/2009

Đã từ lâu pháp luật về hợp đồng chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bởi vì, hầu hết các giao dịch trong xã hội, dù có mục đích kinh doanh hay nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thông thường, đều liên quan đến hợp đồng. Chính vì lẽ đó mà các chế định về hợp đồng và các vấn đề liên quan đến hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 chiếm một vị trí nòng cốt với hơn 300 điều trên tổng số 777 điều. Mục đích của pháp luật về hợp đồng là nhằm bảo vệ quyền tự do ý chí của các bên. Quyền tự do ý chí này chỉ bị hạn chế bởi một số ngoại lệ nhằm bảo vệ trật tự công hoặc nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba.

Văn bản tham chiếu của WTO về quản lý nhà nước trong lĩnh vực viễn thông 16/09/2009

Đây là văn bản kèm theo Nghị định thư thứ tư của Hiệp định GATS – “Hiệp định về Viễn thông cơ bản”, được đàm phán dưới cơ chế của Tổ chức thương mại thế giới vào tháng 2 năm 1997 và có hiệu lực vào ngày 5 tháng 2 năm 1998.

Nghị định mới về tổ chức, bộ máy cơ quan Thi hành án dân sự: Cơ chế tuyển chọn trong trường hợp “đặc biệt” (Bài 2) 16/09/2009

Luật Thi hành án dân sự (THADS) giao thẩm quyền cho Chính phủ quy định chi tiết một số trường hợp đặc biệt không phải qua thi tuyển và được phép tuyển chọn nhằm khắc phục tình trạng thiếu Chấp hành viên đang xảy ra ở một số cơ quan THA.

Nghị định mới về tổ chức, bộ máy cơ quan Thi hành án dân sự: Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự trực thuộc ngành dọc (Bài 1) 16/09/2009

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 74/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (THADS) về cơ quan quản lý THADS, cơ quan THADS và công chức làm công tác THADS. Điểm nổi bật trong Nghị định này là quy định hệ thống cơ quan THADS trực thuộc theo ngành dọc: Chi cục THADS huyện trực thuộc tỉnh, Cục THADS thuộc Tổng cục THADS

Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số - cần lắm sự tận tâm và nhiệt tình của những người và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý 15/09/2009

Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý thì người được trợ giúp pháp lý bao gồm: Người nghèo; người có công với cách mạng; người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa; người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.