Xây dựng Thông tư thực hiện theo dõi thi hành pháp luật: Sẽ chấm dứt cảnh “đem con bỏ chợ” trong xây dựng luật? 17/11/2009

Theo ông Lê Thành Long - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp, Nghị định 93 tuy là cơ sở pháp lý quan trọng bước đầu để Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật, nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ giao nhiệm vụ chung chứ chưa quy định cụ thể về nội dung, phương thức cũng như trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện và phối hợp thực hiện. Chính vì thế, trước mắt, nhất thiết cần xây dựng một VBQPPL cấp Bộ về công tác này. Đó chính là Thông tư quy định việc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật.

Hoạt động trợ giúp pháp lý của các tổ chức xã hội: Còn khiêm tốn so với tiềm năng 10/11/2009

Cùng với 63 Trung tâm và các Chi nhánh của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước, công tác TGPL còn được thực hiện bởi các tổ chức xã hội và các tổ chức hành nghề luật sư (LS). Tuy nhiên, sự tham gia của các tổ chức trên lại khá hạn chế so với số lượng hiện có. Đây là đánh giá được nêu lên trong hội thảo 2 ngày về “Vai trò của các tổ chức xã hội trong hoạt động TGPL” do Hội Luật gia Việt Nam và Hiệp hội Luật sư Canada đồng tổ chức mới đây tại Hà Nội.

PGS.TS. Hoàng Thế Liên - Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp - Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội: Chỉ dạy những gì xã hội cần chứ không dạy những gì trường sẵn có 09/11/2009

Ngày 10/11/2009, Trường Đại học Luật Hà Nội sẽ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường. Từ một cơ sở đào tạo - nghiên cứu luật học còn thiếu thốn đủ bề về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, trong 30 năm qua Trường ĐH Luật Hà Nội đã vươn lên vị trí là trung tâm đào tạo cán bộ lớn nhất Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập trường, PV Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn PGS-TS Hoàng Thế Liên - Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp, Hiệu trường Trường ĐH Luật về những nhiệm vụ quan trọng trong việc dạy và học thời gian tới để Trường ĐH Luật Hà Nội có thể giữ vững vai trò, vị thế đã có của mình cũng như vươn tới mục tiêu trở thành cơ sở đào tạo luật hàng đầu ở trong nước và giữ vị trí xứng đáng trong khu vực.

Trường Đại học Luật Hà Nội 30 năm xây dựng và phát triển: Vươn đến tầm cao – Khẳng định vị thế 09/11/2009

Được thành lập theo Quyết định số 405/CP ngày 10/11/1979 của Hội đồng Chính phủ, sự ra đời của trường Đại học Luật Hà Nội là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, một mốc son lịch sử đánh dấu sự phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu và truyền bá pháp luật ở Việt Nam. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Luật Hà Nội đã trưởng thành về mọi mặt, trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu và truyền bá pháp luật lớn nhất ở Việt Nam, cũng như đóng góp xứng đáng vào việc xây dựng và phát triển nền khoa học pháp lý nước nhà.

Phòng ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật: Tăng cường cung cấp giáo dục pháp lý 28/10/2009

Theo ý kiến của Ủy ban Quyền trẻ em về báo cáo thực hiện Công ước quyền trẻ em tại Việt Nam thì các hoạt động phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên của Việt Nam đang không phù hợp với Hướng dẫn Liên hợp quốc về phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên (Hướng dẫn Riyadh 1990). Các chiến lược do tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ về phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên cũng chưa rõ ràng và không được phân tích, đánh giá. Trong khi đó, các số liệu quốc gia cho thấy rằng số tội phạm người chưa thành niên đang gia tăng và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn...

Kiện toàn bộ máy Thi hành án dân sự theo Nghị định số 74/2009/NĐ-CP: Tạo đột phá trong công tác chuyên môn 26/10/2009

Chỉ vài ngày nữa, Nghị định số 74/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (THADS) về cơ quan quản lý THADS, cơ quan THADS và công chức làm công tác THADS có hiệu lực. Triển khai Nghị định cũng là cơ hội để các cơ quan THADS củng cố tổ chức, bộ máy thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn.

Nguồn nhân lực trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật: "Dao có sắc mới gọt được chuôi" 22/10/2009

Ngày 27/02/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 270/QĐ-TTg phê duyệt Đề án củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước. Sau một thời gian thực hiện Đề án, kết quả cho thấy còn nhiều cơ quan, đơn vị chưa mặn mà với công tác này, dù rằng đây là nhiệm vụ rất quan trọng để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của cộng đồng, cũng như hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: “Muốn đủ hết là cách làm luật rất cổ điển” 22/10/2009

Hôm qua (21/10), trả lời phỏng vấn Báo Pháp luật Việt Nam về giải pháp “đổi mới tư duy xây dựng pháp luật” theo cam kết của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, đổi mới ở đây phải hiểu là đổi mới cả quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật, trong đó không thể không nói đến tư duy của những người làm công tác lập pháp hiện nay.