Những quy định mang tính công khai, minh bạch về thủ tục, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Luật Xử lý Vi phạm hành chính
28/01/2014
Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt là một trong những vấn đề quan trọng đã được Luật XLVPHC quy định cụ thể. Việc quy định về trình tự các bước cũng như thủ tục khác mà người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải tiến hành thực hiện, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính (buộc đối tượng phải chấm dứt hành vi vi phạm) cho đến khi giải quyết xong vụ việc (cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt). Luật XLVPHC đã kế thừa những quy định của Pháp lệnh XLVPHC về thủ tục xử phạt, đồng thời cũng đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định để khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay của thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính.
“Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải”: Ý nghĩa nhân văn của hệ thống pháp luật XHCN từ Thông điệp năm mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
27/01/2014
Nhân dịp năm mới 2014, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có bài viết: “Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững”. Trong Thông điệp, Thủ tướng Chính phủ khẳng định: “Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải. Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng...”. Có thể nói, yêu cầu pháp luật phải gắn liền, bảo vệ và phụng sự công lý là một thông điệp thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ, hàm chứa ý nghĩa nhân văn sâu sắc và một niềm tin thiêng liêng về một hệ thống pháp luật vì con người trên cơ sở đạo lý, lương tri và lẽ phải.
Những quy định mới về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên của Luật Xử lý vi phạm hành chính
14/01/2014
Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 1 trong 4 biện pháp xử lý hành chính được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC) để áp dụng đối với đối tượng là người chưa thành niên (NCTN) vi phạm pháp luật (VPPL) về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm. So với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) (Pháp lệnh XLVPHC), thì các quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng có sự thay đổi khá lớn về đối tượng, thủ tục, thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo hướng công khai, đảm bảo quyền của NCTN VPPL, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Cảm nhận về công lý trong nền văn hóa Nho giáo tại Việt Nam
10/01/2014
Về đạo Nho (Khổng giáo), Giáo sư Đào Duy Anh (1904-1988), người mở đầu cho nhiều ngành khoa học xã hội Việt Nam định nghĩa trong cuốn Hán Việt từ điển (năm 1957) như sau: “Nguyên nghĩa chữ Nho to lớn lắm, một bên chữ nhân là người, một bên chữ nhu là cần, nghĩa là cái người trong đời cần phải có…Ngày nay, chữ Nho có nghĩa là người học giả có đủ tri thức…”. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét: “Học thuyết của Khổng tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân…Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học… Chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử, và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin”.