Ngành Tư pháp Việt Nam - 70 năm xây dựng và phát triểnLời nói đầu
Trong bất kỳ hình thức tổ chức bộ máy nhà nước nào, dù theo chế độ phân quyền hay quyền lực nhà nước là thống nhất, thì Tư pháp vẫn được coi là một quyền năng hết sức quan trọng, thể hiện sức mạnh và uy quyền của Nhà nước đối với xã hội. V.I. Lênin, người thầy của cách mạng vô sản đã từng khẳng định: “Một nền tư pháp tồi, xã hội sẽ phải trả một giá đắt…”. Nhận định này cho thấy, công tác tư pháp luôn nắm giữ vai trò quan trọng trong các phương diện hoạt động của Nhà nước. Trong Thư gửi Hội nghị Tư pháp toàn quốc lần thứ IV vào tháng 2 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: “Tư pháp là một cơ quan trọng yếu của chính quyền…”. Trải qua lịch sử 70 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo kịp thời của Nhà nước và Chính phủ, sự nỗ lực phấn đấu của biết bao thế hệ cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, Ngành Tư pháp đã đạt được những thành tựu vẻ vang, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh.
Tư pháp bắt nguồn từ thuật ngữ “Juristice” theo chữ Latinh, có thể hiểu là “công lý” hay “nền công lý”. Tư pháp được quan niệm như là một ý tưởng cao đẹp về nền công lý, việc giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong xã hội phải đúng pháp luật, hợp lẽ công bằng và các chuẩn mực khác. Tư pháp cũng có thể hiểu là “nền tư pháp” mà ở đó bao gồm cả hệ thống pháp luật và các thiết chế nhằm duy trì, bảo đảm việc thi hành một cách nghiêm minh hệ thống pháp luật đó, phát huy hiệu quả thực tế của chúng trong đời sống xã hội. Tư pháp theo nghĩa Hán - Nôm là “gìn giữ pháp luật” hay “bảo vệ pháp luật”. Trong điều kiện quyền lực nhà nước thống nhất, tư pháp không thể hiểu là một quyền tách biệt, do một hệ thống cơ quan độc quyền nắm giữ, mà “tư pháp” cần hiểu theo ý nghĩa “bảo vệ pháp luật”, có sự tham gia của nhiều hoạt động, nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau như: Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan công chứng, tổ chức giám định tư pháp, tổ chức luật sư, cơ quan hộ tịch, lý lịch tư pháp… Tư pháp được coi là một lĩnh vực tổ chức và hoạt động đặc biệt của Nhà nước nhằm duy trì an ninh, an toàn và công bằng xã hội. Nói cách khác, tư pháp có nhiệm vụ duy trì và bảo vệ công lý; hệ thống cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan và thiết chế nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo vệ công lý bằng các biện pháp và thủ tục đặc thù dựa trên nguyên tắc tài phán; các cơ quan tư pháp gồm cơ quan tài phán và các cơ quan khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động tài phán. Cho đến nay, mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến, quan niệm về nội hàm khái niệm tư pháp, bản chất và phạm vi hoạt động; quan niệm về hệ thống các cơ quan tư pháp; quan niệm về tư pháp trong mối liên hệ với lập pháp và hành pháp; bản chất của các quan hệ hành chính - tư pháp… song không thể phủ nhận vai trò và những thành tựu to lớn của công tác tư pháp đối với việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Ngay từ những ngày đầu thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã xác định rõ vai trò của công tác tư pháp trong hoạt động nhà nước và Bộ Tư pháp đã có mặt trong nội các của Chính phủ lâm thời, góp phần tích cực vào việc xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân mạnh mẽ và sáng suốt.
Khi cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bộ Tư pháp đã nhanh chóng, khẩn trương tổ chức lại và điều hành khá thông suốt, linh hoạt hệ thống tư pháp kháng chiến gọn nhẹ. Bộ máy các cơ quan tư pháp và hệ thống pháp luật tố tụng được cải cách theo hướng tăng cường tính chất nhân dân của nền tư pháp, dân chủ hóa tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án, đưa tư pháp về gần dân, huy động nhân dân tham gia vào hoạt động tư pháp một cách thiết thực. Cùng với công tác tổ chức, Ngành Tư pháp luôn chăm lo công tác tuyển chọn, xây dựng và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán, dự thẩm, công tố viên, luật sư… theo tinh thần “phụng công thủ pháp, chí công vô tư”. Nhiều cán bộ tư pháp đã hy sinh tính mệnh của mình để góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc và đã được suy tôn là “Chiến sĩ trên mặt trận Tư pháp”…
Trong suốt những năm đầu của Nhà nước dân chủ nhân dân, Bộ Tư pháp được giao trọng trách xây dựng một nền tư pháp nhân dân, quản lý toàn diện các mặt hoạt động tư pháp (theo nghĩa rộng), chịu trách nhiệm soạn thảo và tổ chức thi hành các đạo luật về quyền tự do, dân chủ của cá nhân, về dân sự, thương sự, hình sự và thủ tục tố tụng, tổ chức và quản trị các Tòa án, việc truy tố tội phạm, tư pháp công an, thi hành các án phạt, quản trị các nhà lao và giáo dục tù nhân, quản lý các viên chức Tòa án, viên chức ngạch tư pháp, luật sư, đại tụng viên, thừa phát lại, hỗ giá viên, phụ trách công việc quốc tịch, thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp và ủy thác tư pháp với nước ngoài...1.
Cho đến nay, công tác tư pháp mà Ngành Tư pháp đang đảm nhận mặc dù không phải là việc thực hiện quyền tài phán - xét xử (tư pháp theo nghĩa hẹp), nhưng thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật, quản lý các hoạt động hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp giúp cho hoạt động xét xử được tiến hành thuận lợi, hiệu quả. Kể từ khi Bộ Tư pháp được thành lập lại (năm 1981) đến nay, công tác tư pháp được quy định cụ thể hơn, ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của đời sống thực tiễn và nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng. Đặc biệt sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới sâu sắc, toàn diện do Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, Bộ Tư pháp được giao nhiều trọng trách hơn, tổ chức của Ngành Tư pháp cũng từng bước được mở rộng, đội ngũ cán bộ, công chức được tăng cường, vai trò của công tác tư pháp và vị trí của Ngành Tư pháp trong đời sống xã hội ngày càng được khẳng định. Công tác tư pháp hiện đang phản ánh tính thống nhất của quyền lực nhà nước và mối liên hệ chặt chẽ của ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, thể hiện rõ tính chất hành chính - tư pháp trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động tư pháp cũng như những hoạt động khác nhằm bảo đảm việc tôn trọng, thi hành Hiến pháp, pháp luật trong mọi mặt của đời sống xã hội.
Với những nỗ lực không mệt mỏi, đến nay, Ngành Tư pháp đã có bước phát triển mạnh mẽ. Thể chế các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ngành Tư pháp tiếp tục được hoàn thiện. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ của Ngành Tư pháp từ xây dựng pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, thi hành án dân sự, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp đến phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, hợp tác quốc tế về pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác tư pháp và pháp luật... ngày càng được hoàn thiện và nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành theo pháp luật các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Hệ thống các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp như luật sư, công chứng phát triển mạnh về quy mô, mạng lưới và chất lượng hoạt động. Việc thí điểm thực hiện chế định thừa phát lại đã đạt được kết quả bước đầu có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng ngày càng hiệu quả nhu cầu của nhân dân.
Hướng về cơ sở là chủ trương và phương châm hành động nhất quán của Ngành Tư pháp nhằm tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả công việc tư pháp từ cấp cơ sở. Đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch tại các xã, phường, thị trấn trong cả nước đang ngày đêm nỗ lực chăm lo mọi việc pháp lý liên quan đến quyền lợi của người dân trong suốt vòng đời sinh tử của họ, từ việc lấy vợ, lấy chồng, sinh con, nuôi con, giao dịch nhà đất, hòa giải các tranh chấp nhỏ trong đời sống ở thôn, làng... Bài học lớn nhất mà Ngành Tư pháp có được là luôn luôn biết lấy lợi ích của nhân dân và của dân tộc làm mục tiêu cho mọi cố gắng của mình. Hoạt động tư pháp không chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô mà đang hướng về cơ sở đến tận xã, phường, thôn, ấp, nơi mỗi người dân đang sinh sống. Công tác tư pháp đã và đang góp phần không nhỏ vào việc thực hiện chủ trương, yêu cầu lớn hiện nay của Đảng và Nhà nước ta là ổn định trật tự xã hội và thực hiện quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật.
Có thể nói, với bề dày 70 năm, trải qua nhiều biến cố và thăng trầm của lịch sử, công tác tư pháp đã không ngừng phát triển, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng, có những đóng góp không nhỏ vào thắng lợi chung của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Ngành Tư pháp Việt Nam đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh (năm 1995), Huân chương Sao vàng (năm 2010) và Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2015) vì đã có nhiều đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và của dân tộc.
Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng trong toàn Ngành, dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp, ấn phẩm “Ngành Tư pháp Việt Nam - 70 năm xây dựng và phát triển” được biên soạn để nhắc nhớ về những chặng đường lịch sử hào hùng nhưng không ít thăng trầm mà Ngành Tư pháp đã trải qua, từ đó, khơi dậy lòng tự hào, đề cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo và trí tuệ của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Ngành Tư pháp Việt Nam - 70 năm xây dựng và phát triển
30/03/2016
Lời nói đầu
Trong bất kỳ hình thức tổ chức bộ máy nhà nước nào, dù theo chế độ phân quyền hay quyền lực nhà nước là thống nhất, thì Tư pháp vẫn được coi là một quyền năng hết sức quan trọng, thể hiện sức mạnh và uy quyền của Nhà nước đối với xã hội. V.I. Lênin, người thầy của cách mạng vô sản đã từng khẳng định: “Một nền tư pháp tồi, xã hội sẽ phải trả một giá đắt…”. Nhận định này cho thấy, công tác tư pháp luôn nắm giữ vai trò quan trọng trong các phương diện hoạt động của Nhà nước. Trong Thư gửi Hội nghị Tư pháp toàn quốc lần thứ IV vào tháng 2 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: “Tư pháp là một cơ quan trọng yếu của chính quyền…”. Trải qua lịch sử 70 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo kịp thời của Nhà nước và Chính phủ, sự nỗ lực phấn đấu của biết bao thế hệ cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, Ngành Tư pháp đã đạt được những thành tựu vẻ vang, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh.
Tư pháp bắt nguồn từ thuật ngữ “Juristice” theo chữ Latinh, có thể hiểu là “công lý” hay “nền công lý”. Tư pháp được quan niệm như là một ý tưởng cao đẹp về nền công lý, việc giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong xã hội phải đúng pháp luật, hợp lẽ công bằng và các chuẩn mực khác. Tư pháp cũng có thể hiểu là “nền tư pháp” mà ở đó bao gồm cả hệ thống pháp luật và các thiết chế nhằm duy trì, bảo đảm việc thi hành một cách nghiêm minh hệ thống pháp luật đó, phát huy hiệu quả thực tế của chúng trong đời sống xã hội. Tư pháp theo nghĩa Hán - Nôm là “gìn giữ pháp luật” hay “bảo vệ pháp luật”. Trong điều kiện quyền lực nhà nước thống nhất, tư pháp không thể hiểu là một quyền tách biệt, do một hệ thống cơ quan độc quyền nắm giữ, mà “tư pháp” cần hiểu theo ý nghĩa “bảo vệ pháp luật”, có sự tham gia của nhiều hoạt động, nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau như: Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan công chứng, tổ chức giám định tư pháp, tổ chức luật sư, cơ quan hộ tịch, lý lịch tư pháp… Tư pháp được coi là một lĩnh vực tổ chức và hoạt động đặc biệt của Nhà nước nhằm duy trì an ninh, an toàn và công bằng xã hội. Nói cách khác, tư pháp có nhiệm vụ duy trì và bảo vệ công lý; hệ thống cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan và thiết chế nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo vệ công lý bằng các biện pháp và thủ tục đặc thù dựa trên nguyên tắc tài phán; các cơ quan tư pháp gồm cơ quan tài phán và các cơ quan khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động tài phán. Cho đến nay, mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến, quan niệm về nội hàm khái niệm tư pháp, bản chất và phạm vi hoạt động; quan niệm về hệ thống các cơ quan tư pháp; quan niệm về tư pháp trong mối liên hệ với lập pháp và hành pháp; bản chất của các quan hệ hành chính - tư pháp… song không thể phủ nhận vai trò và những thành tựu to lớn của công tác tư pháp đối với việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Ngay từ những ngày đầu thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã xác định rõ vai trò của công tác tư pháp trong hoạt động nhà nước và Bộ Tư pháp đã có mặt trong nội các của Chính phủ lâm thời, góp phần tích cực vào việc xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân mạnh mẽ và sáng suốt.
Khi cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bộ Tư pháp đã nhanh chóng, khẩn trương tổ chức lại và điều hành khá thông suốt, linh hoạt hệ thống tư pháp kháng chiến gọn nhẹ. Bộ máy các cơ quan tư pháp và hệ thống pháp luật tố tụng được cải cách theo hướng tăng cường tính chất nhân dân của nền tư pháp, dân chủ hóa tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án, đưa tư pháp về gần dân, huy động nhân dân tham gia vào hoạt động tư pháp một cách thiết thực. Cùng với công tác tổ chức, Ngành Tư pháp luôn chăm lo công tác tuyển chọn, xây dựng và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán, dự thẩm, công tố viên, luật sư… theo tinh thần “phụng công thủ pháp, chí công vô tư”. Nhiều cán bộ tư pháp đã hy sinh tính mệnh của mình để góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc và đã được suy tôn là “Chiến sĩ trên mặt trận Tư pháp”…
Trong suốt những năm đầu của Nhà nước dân chủ nhân dân, Bộ Tư pháp được giao trọng trách xây dựng một nền tư pháp nhân dân, quản lý toàn diện các mặt hoạt động tư pháp (theo nghĩa rộng), chịu trách nhiệm soạn thảo và tổ chức thi hành các đạo luật về quyền tự do, dân chủ của cá nhân, về dân sự, thương sự, hình sự và thủ tục tố tụng, tổ chức và quản trị các Tòa án, việc truy tố tội phạm, tư pháp công an, thi hành các án phạt, quản trị các nhà lao và giáo dục tù nhân, quản lý các viên chức Tòa án, viên chức ngạch tư pháp, luật sư, đại tụng viên, thừa phát lại, hỗ giá viên, phụ trách công việc quốc tịch, thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp và ủy thác tư pháp với nước ngoài...1.
Cho đến nay, công tác tư pháp mà Ngành Tư pháp đang đảm nhận mặc dù không phải là việc thực hiện quyền tài phán - xét xử (tư pháp theo nghĩa hẹp), nhưng thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật, quản lý các hoạt động hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp giúp cho hoạt động xét xử được tiến hành thuận lợi, hiệu quả. Kể từ khi Bộ Tư pháp được thành lập lại (năm 1981) đến nay, công tác tư pháp được quy định cụ thể hơn, ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của đời sống thực tiễn và nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng. Đặc biệt sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới sâu sắc, toàn diện do Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, Bộ Tư pháp được giao nhiều trọng trách hơn, tổ chức của Ngành Tư pháp cũng từng bước được mở rộng, đội ngũ cán bộ, công chức được tăng cường, vai trò của công tác tư pháp và vị trí của Ngành Tư pháp trong đời sống xã hội ngày càng được khẳng định. Công tác tư pháp hiện đang phản ánh tính thống nhất của quyền lực nhà nước và mối liên hệ chặt chẽ của ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, thể hiện rõ tính chất hành chính - tư pháp trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động tư pháp cũng như những hoạt động khác nhằm bảo đảm việc tôn trọng, thi hành Hiến pháp, pháp luật trong mọi mặt của đời sống xã hội.
Với những nỗ lực không mệt mỏi, đến nay, Ngành Tư pháp đã có bước phát triển mạnh mẽ. Thể chế các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ngành Tư pháp tiếp tục được hoàn thiện. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ của Ngành Tư pháp từ xây dựng pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, thi hành án dân sự, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp đến phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, hợp tác quốc tế về pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác tư pháp và pháp luật... ngày càng được hoàn thiện và nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành theo pháp luật các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Hệ thống các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp như luật sư, công chứng phát triển mạnh về quy mô, mạng lưới và chất lượng hoạt động. Việc thí điểm thực hiện chế định thừa phát lại đã đạt được kết quả bước đầu có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng ngày càng hiệu quả nhu cầu của nhân dân.
Hướng về cơ sở là chủ trương và phương châm hành động nhất quán của Ngành Tư pháp nhằm tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả công việc tư pháp từ cấp cơ sở. Đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch tại các xã, phường, thị trấn trong cả nước đang ngày đêm nỗ lực chăm lo mọi việc pháp lý liên quan đến quyền lợi của người dân trong suốt vòng đời sinh tử của họ, từ việc lấy vợ, lấy chồng, sinh con, nuôi con, giao dịch nhà đất, hòa giải các tranh chấp nhỏ trong đời sống ở thôn, làng... Bài học lớn nhất mà Ngành Tư pháp có được là luôn luôn biết lấy lợi ích của nhân dân và của dân tộc làm mục tiêu cho mọi cố gắng của mình. Hoạt động tư pháp không chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô mà đang hướng về cơ sở đến tận xã, phường, thôn, ấp, nơi mỗi người dân đang sinh sống. Công tác tư pháp đã và đang góp phần không nhỏ vào việc thực hiện chủ trương, yêu cầu lớn hiện nay của Đảng và Nhà nước ta là ổn định trật tự xã hội và thực hiện quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật.
Có thể nói, với bề dày 70 năm, trải qua nhiều biến cố và thăng trầm của lịch sử, công tác tư pháp đã không ngừng phát triển, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng, có những đóng góp không nhỏ vào thắng lợi chung của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Ngành Tư pháp Việt Nam đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh (năm 1995), Huân chương Sao vàng (năm 2010) và Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2015) vì đã có nhiều đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và của dân tộc.
Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng trong toàn Ngành, dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp, ấn phẩm “Ngành Tư pháp Việt Nam - 70 năm xây dựng và phát triển” được biên soạn để nhắc nhớ về những chặng đường lịch sử hào hùng nhưng không ít thăng trầm mà Ngành Tư pháp đã trải qua, từ đó, khơi dậy lòng tự hào, đề cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo và trí tuệ của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!