Lạng Sơn: Một số kết quả đạt được về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tậtTrên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện có 13.534 người khuyết tật, chiếm 1,71% trên tổng dân số toàn tỉnh. Trong đó, người khuyết tật dưới 16 tuổi có 1.385 người chiếm 0,69% tổng số trẻ em toàn tỉnh; Người khuyết tật từ 60 tuổi trở lên có 3.471 người chiếm 3,9% tổng số người cao tuổi của tỉnh; khuyết tật về vận động 5.828 người; khuyết tật nghe nói 1.101 người, khuyết tật nhìn 1.306 người, khuyết tật thần kinh, tâm thần 2.210 người, khuyết tật trí tuệ 1.574 người và khuyết tật khác 1.376 người. Theo mức độ khuyết tật: khuyết tật đặc biệt nặng 3.173 người, khuyết tật nặng 8.184 người và người khuyết tật nhẹ 1.744 người. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khuyết tật là do bẩm sinh, bệnh tật, hậu quả chiến tranh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động… Đời sống của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh còn khó khăn, 1.963 người khuyết tật thuộc hộ nghèo, chiếm 14,50% trên tổng số người khuyết tật. Trình độ học vấn của người khuyết tật thấp và hầu hết không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, một số người khuyết tật có việc làm chủ yếu ở khu vực nông thôn, thu nhập thấp[i]Trong những năm qua, công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh. Sở Tư pháp, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lạng Sơn luôn tích cực triển khai thực hiện các hoạt động TGPL cho người khuyết tật. Công tác TGPLcho người khuyết tật đã đạt được nhiều kết quả, góp phần hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện cho người khuyết tật vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội. Cụ thể từ năm 2012 đến nay đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ:
1. Truyền thông về trợ giúp pháp lý:
Hoạt động truyền thông về pháp luật TGPLcho người khuyết tật được Trung tâm TGPL nhà nước, Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn quan tâm, đẩy mạnh nhằm giúp người khuyết tật biết về quyền được TGPL của mình, tiếp cận với hệ thống TGPLmiễn phí và thụ hưởng tốt nhất quyền được TGPLmiễn phí.
Việc truyền thông về TGPL cho người khuyết tật được Trung tâm TGPL nhà nước thực hiện thông qua hợp đồng trách nhiệm với Đài Phát thanh - Truyền hình các huyện, lồng ghép với hoạt động truyền thông về TGPLtại cơ sở của Trung tâm TGPLnhà nước, cụ thể đã phát sóng chuyên trang, chuyên mục truyền thông về TGPL trên hệ thống loa phát thanh của 130 xã, thôn đặc biệt khó khăn (24 lần phát thanh/01 xã, thôn). Tổ chức 169 hội nghị truyền thông về TGPL với tổng số người tham dự là 5.900 người. Biên soạn và phát hành tài liệu tuyên truyền pháp luật: 142.868 tờ gấp tìm hiểu pháp luật về TGPL, 23.334 tờ gấp với nội dung các quy định pháp luật về quyền TGPLcủa người khuyết tật có khó khăn về tài chính, 30.000 tờ gấp Tìm hiểu một số quy định pháp luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; 9.200 cuốn sách cẩm nang pháp luật bỏ túi (02 nội dung: Cẩm nang pháp luật về hôn nhân gia đình, quyền thừa kế của công dân và cẩm nang pháp luật tìm hiểu quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình) cấp phát miễn phí cho nhân dân. Lắp đặt 170 hộp tin, 342 Bảng thông tin, 700 Tờ thông tin về TGPLtại các Cơ quan tiến hành tố tụng, các huyện, các cơ sở bảo trợ và các tổ chức khác của người khuyết tật.
Ngoài ra, Trung tâm TGPL tổ chức 868 đợt TGPLlưu động đến các thôn, xã đặc biệt khó khăn thuộc 10/11 huyện trên địa bàn toàn tỉnh, với mục đích đưa chính sách pháp luật và dịch vụ TGPLmiễn phí đến tận cơ sở. Số người tham dự đạt 13.446 người, tư vấn pháp luật tại chỗ cho 1.653 người có yêu cầu; giải đáp vướng mắc pháp luật thường gặp của người khuyết tật góp phần vào việc nâng cao hiểu biết pháp luật cho người khuyết tật đồng thời giảm các mâu thuẫn tranh chấp xảy ra trong cộng đồng dân cư, góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội.
Thông qua việc đẩy mạnh công tác truyền thông về TGPL cho người khuyết tật giúp họ hiểu sâu về quyền được TGPLcủa mình, được trang bị kiến thức pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật theo cách mà họ có thể tiếp cận được.
2. Về nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện TGPL cho người khuyết tật:
Hoạt động nâng cao năng lực TGPLcho đội ngũ người thực hiện TGPLđược chú trọng thực hiện chủ yếu thông qua các Hội nghị tập huấn. Từ năm 2012 đến nay, Sở Tư pháp đã giao cho Trung tâm TGPL nhà nước ký Hợp đồng về thực hiện nội dung TGPL với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, chủ động, phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng thực hiện TGPL cho người khuyết tật cho đội ngũ người thực hiện TGPLvà các thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ TGPL cho người khuyết tật, đại diện hộ gia đình có người khuyết tật.
Kết quả đã tổ chức 30 Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng thực hiện TGPLcho người khuyết tật. Qua đó, trang bị cho người thực hiện TGPLkiến thức pháp luật về chế độ, chính sách của người khuyết tật và kỹ năng thực hiện TGPLcho người khuyết tật.
Chú trọng xây dựng nội dung TGPLcho người khuyết tật trong tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ TGPLtrên địa bàn tỉnh đối với đội ngũ người thực hiện TGPL: Trợ giúp viên pháp lý, Cộng tác viên TGPL, Luật sư thực hiện TGPL, Tư vấn viên pháp luật tham gia TGPLvà các thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ TGPL.
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Hội Bảo Trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi Việt Nam tuyên truyền pháp luật về trợ giúp pháp lý cho Người khuyết tật tỉnh Lạng Sơn
3. Về vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật
Trung tâm TGPL nhà nước, Sở Tư pháp thực hiện TGPL cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính bằng các hình thức như: Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng.
Từ năm 2012 đến nay, Trung tâm TGPL nhà nước đã thực hiện 45 vụ việc TGPL cho người khuyết tật thuộc diện đượcTGPL, trong đó: 10 vụ việc tư vấn pháp luật và 35 vụ việc tham gia tố tụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính.
Hoạt động thực hiện vụ việc TGPLcho người khuyết tật đã giúp nhiều người khuyết tật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Qua những vụ việc cụ thể này đã kịp thời giúp người khuyết tật và người thân của họ cũng như cộng đồng và xã hội hiểu biết , tin tưởng hơn vào chính sách, pháp luật của Nhà nước.
4.Hoạt động phối hợp
Hoạt động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có người khuyết tật, Hội người khuyết tật, Hội bảo trợ người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học và các tổ chức khác của người khuyết tật, để phát hiện nhu cầu TGPLcủa người khuyết tật có khó khăn về tài chính được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác TGPLcho người khuyết tật, hoạt động này vẫn còn một số hạn chế, khó khăn như: Do những rào cản về dạng tật, ngôn ngữ giao tiếp, vận động... dẫn đến nhiều người khuyết tật còn hạn chế, việc tiếp cận quyền được TGPL và có yêu cầu TGPLcòn ít; Kinh phí cho công tác TGPL cho người khuyết tật còn hạn chế, chủ yếu là được cấp từ nguồn ngân sách của địa phương cho các vụ việc tham gia tố tụng. Không có kinh phí riêng cho các hoạt động truyền thông TGPLcho người khuyết tật nên hiệu quả còn chưa cao.
Để nâng cao hiệu quả công tác TGPLcho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh, thời gian tới, Trung tâm TGPLnhà nước, Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn cần tiếp tục tăng cường thực hiện các hoạt động sau:
- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về quyền TGPLcủa người khuyết tật có khó khăn về tài chính, người khuyết tật thuộc đối tượng TGPLkhác, đặc biệt trong dịp kỷ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4) và ngày Người khuyết tật thế giới (3/12) trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức truyền thông phù hợp khác;
- Cung cấp danh sách, số điện thoại của Trợ giúp viên pháp lý, luật sư ký hợp đồng với Trung tâm TGPLnhà nước và người thực hiện TGPL khác cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam. Tăng cường hoạt động kết nối giữa Trung tâm TGPLnhà nước với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có người khuyết tật, các Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật; thực hiện tốt công tác phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn, từ đó phát hiện, thông tin về nhu cầu TGPLcủa người khuyết tật thuộc đối tượng được TGPL;
- Tăng cường thực hiện vụ việc TGPLcho người khuyết tật có khó khăn về tài chính, người khuyết tật là trẻ em, người khuyết tật là người thuộc hộ nghèo và người khuyết tật thuộc các đối tượng được TGPLkhác, trong đó chú trọng thực hiện tư vấn chính sách đặc thù dành cho người khuyết tật ở các dạng tật khác nhau và thực hiện vụ việc tham gia tố tụng, đảm bảo 100% người khuyết tật thuộc diện được TGPL được TGPLkhi có yêu cầu;
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức của người khuyết tật tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính đối với đội ngũ người thực hiện TGPL, đặc biệt kỹ năng tham gia tố tụng và kỹ năng tiếp xúc với người khuyết tật.>
Hoàng Thị HảiTrung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lạng Sơn
[i] Theo Báo cáo ngày 30/12/2021 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn
Lạng Sơn: Một số kết quả đạt được về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật
26/04/2022
Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện có 13.534 người khuyết tật, chiếm 1,71% trên tổng dân số toàn tỉnh. Trong đó, người khuyết tật dưới 16 tuổi có 1.385 người chiếm 0,69% tổng số trẻ em toàn tỉnh; Người khuyết tật từ 60 tuổi trở lên có 3.471 người chiếm 3,9% tổng số người cao tuổi của tỉnh; khuyết tật về vận động 5.828 người; khuyết tật nghe nói 1.101 người, khuyết tật nhìn 1.306 người, khuyết tật thần kinh, tâm thần 2.210 người, khuyết tật trí tuệ 1.574 người và khuyết tật khác 1.376 người. Theo mức độ khuyết tật: khuyết tật đặc biệt nặng 3.173 người, khuyết tật nặng 8.184 người và người khuyết tật nhẹ 1.744 người. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khuyết tật là do bẩm sinh, bệnh tật, hậu quả chiến tranh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động… Đời sống của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh còn khó khăn, 1.963 người khuyết tật thuộc hộ nghèo, chiếm 14,50% trên tổng số người khuyết tật. Trình độ học vấn của người khuyết tật thấp và hầu hết không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, một số người khuyết tật có việc làm chủ yếu ở khu vực nông thôn, thu nhập thấp[i]
Trong những năm qua, công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh. Sở Tư pháp, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lạng Sơn luôn tích cực triển khai thực hiện các hoạt động TGPL cho người khuyết tật. Công tác TGPLcho người khuyết tật đã đạt được nhiều kết quả, góp phần hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện cho người khuyết tật vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội. Cụ thể từ năm 2012 đến nay đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ:
1. Truyền thông về trợ giúp pháp lý:
Hoạt động truyền thông về pháp luật TGPLcho người khuyết tật được Trung tâm TGPL nhà nước, Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn quan tâm, đẩy mạnh nhằm giúp người khuyết tật biết về quyền được TGPL của mình, tiếp cận với hệ thống TGPLmiễn phí và thụ hưởng tốt nhất quyền được TGPLmiễn phí.
Việc truyền thông về TGPL cho người khuyết tật được Trung tâm TGPL nhà nước thực hiện thông qua hợp đồng trách nhiệm với Đài Phát thanh - Truyền hình các huyện, lồng ghép với hoạt động truyền thông về TGPLtại cơ sở của Trung tâm TGPLnhà nước, cụ thể đã phát sóng chuyên trang, chuyên mục truyền thông về TGPL trên hệ thống loa phát thanh của 130 xã, thôn đặc biệt khó khăn (24 lần phát thanh/01 xã, thôn). Tổ chức 169 hội nghị truyền thông về TGPL với tổng số người tham dự là 5.900 người. Biên soạn và phát hành tài liệu tuyên truyền pháp luật: 142.868 tờ gấp tìm hiểu pháp luật về TGPL, 23.334 tờ gấp với nội dung các quy định pháp luật về quyền TGPLcủa người khuyết tật có khó khăn về tài chính, 30.000 tờ gấp Tìm hiểu một số quy định pháp luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; 9.200 cuốn sách cẩm nang pháp luật bỏ túi (02 nội dung: Cẩm nang pháp luật về hôn nhân gia đình, quyền thừa kế của công dân và cẩm nang pháp luật tìm hiểu quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình) cấp phát miễn phí cho nhân dân. Lắp đặt 170 hộp tin, 342 Bảng thông tin, 700 Tờ thông tin về TGPLtại các Cơ quan tiến hành tố tụng, các huyện, các cơ sở bảo trợ và các tổ chức khác của người khuyết tật.
Ngoài ra, Trung tâm TGPL tổ chức 868 đợt TGPLlưu động đến các thôn, xã đặc biệt khó khăn thuộc 10/11 huyện trên địa bàn toàn tỉnh, với mục đích đưa chính sách pháp luật và dịch vụ TGPLmiễn phí đến tận cơ sở. Số người tham dự đạt 13.446 người, tư vấn pháp luật tại chỗ cho 1.653 người có yêu cầu; giải đáp vướng mắc pháp luật thường gặp của người khuyết tật góp phần vào việc nâng cao hiểu biết pháp luật cho người khuyết tật đồng thời giảm các mâu thuẫn tranh chấp xảy ra trong cộng đồng dân cư, góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội.
Thông qua việc đẩy mạnh công tác truyền thông về TGPL cho người khuyết tật giúp họ hiểu sâu về quyền được TGPLcủa mình, được trang bị kiến thức pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật theo cách mà họ có thể tiếp cận được.
2. Về nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện TGPL cho người khuyết tật:
Hoạt động nâng cao năng lực TGPLcho đội ngũ người thực hiện TGPLđược chú trọng thực hiện chủ yếu thông qua các Hội nghị tập huấn. Từ năm 2012 đến nay, Sở Tư pháp đã giao cho Trung tâm TGPL nhà nước ký Hợp đồng về thực hiện nội dung TGPL với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, chủ động, phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng thực hiện TGPL cho người khuyết tật cho đội ngũ người thực hiện TGPLvà các thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ TGPL cho người khuyết tật, đại diện hộ gia đình có người khuyết tật.
Kết quả đã tổ chức 30 Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng thực hiện TGPLcho người khuyết tật. Qua đó, trang bị cho người thực hiện TGPLkiến thức pháp luật về chế độ, chính sách của người khuyết tật và kỹ năng thực hiện TGPLcho người khuyết tật.
Chú trọng xây dựng nội dung TGPLcho người khuyết tật trong tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ TGPLtrên địa bàn tỉnh đối với đội ngũ người thực hiện TGPL: Trợ giúp viên pháp lý, Cộng tác viên TGPL, Luật sư thực hiện TGPL, Tư vấn viên pháp luật tham gia TGPLvà các thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ TGPL.
3. Về vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật
Trung tâm TGPL nhà nước, Sở Tư pháp thực hiện TGPL cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính bằng các hình thức như: Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng.
Từ năm 2012 đến nay, Trung tâm TGPL nhà nước đã thực hiện 45 vụ việc TGPL cho người khuyết tật thuộc diện đượcTGPL, trong đó: 10 vụ việc tư vấn pháp luật và 35 vụ việc tham gia tố tụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính.
Hoạt động thực hiện vụ việc TGPLcho người khuyết tật đã giúp nhiều người khuyết tật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Qua những vụ việc cụ thể này đã kịp thời giúp người khuyết tật và người thân của họ cũng như cộng đồng và xã hội hiểu biết , tin tưởng hơn vào chính sách, pháp luật của Nhà nước.
4.Hoạt động phối hợp
Hoạt động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có người khuyết tật, Hội người khuyết tật, Hội bảo trợ người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học và các tổ chức khác của người khuyết tật, để phát hiện nhu cầu TGPLcủa người khuyết tật có khó khăn về tài chính được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác TGPLcho người khuyết tật, hoạt động này vẫn còn một số hạn chế, khó khăn như: Do những rào cản về dạng tật, ngôn ngữ giao tiếp, vận động... dẫn đến nhiều người khuyết tật còn hạn chế, việc tiếp cận quyền được TGPL và có yêu cầu TGPLcòn ít; Kinh phí cho công tác TGPL cho người khuyết tật còn hạn chế, chủ yếu là được cấp từ nguồn ngân sách của địa phương cho các vụ việc tham gia tố tụng. Không có kinh phí riêng cho các hoạt động truyền thông TGPLcho người khuyết tật nên hiệu quả còn chưa cao.
Để nâng cao hiệu quả công tác TGPLcho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh, thời gian tới, Trung tâm TGPLnhà nước, Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn cần tiếp tục tăng cường thực hiện các hoạt động sau:
- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về quyền TGPLcủa người khuyết tật có khó khăn về tài chính, người khuyết tật thuộc đối tượng TGPLkhác, đặc biệt trong dịp kỷ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4) và ngày Người khuyết tật thế giới (3/12) trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức truyền thông phù hợp khác;
- Cung cấp danh sách, số điện thoại của Trợ giúp viên pháp lý, luật sư ký hợp đồng với Trung tâm TGPLnhà nước và người thực hiện TGPL khác cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam. Tăng cường hoạt động kết nối giữa Trung tâm TGPLnhà nước với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có người khuyết tật, các Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật; thực hiện tốt công tác phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn, từ đó phát hiện, thông tin về nhu cầu TGPLcủa người khuyết tật thuộc đối tượng được TGPL;
- Tăng cường thực hiện vụ việc TGPLcho người khuyết tật có khó khăn về tài chính, người khuyết tật là trẻ em, người khuyết tật là người thuộc hộ nghèo và người khuyết tật thuộc các đối tượng được TGPLkhác, trong đó chú trọng thực hiện tư vấn chính sách đặc thù dành cho người khuyết tật ở các dạng tật khác nhau và thực hiện vụ việc tham gia tố tụng, đảm bảo 100% người khuyết tật thuộc diện được TGPL được TGPLkhi có yêu cầu;
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức của người khuyết tật tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính đối với đội ngũ người thực hiện TGPL, đặc biệt kỹ năng tham gia tố tụng và kỹ năng tiếp xúc với người khuyết tật.
Hoàng Thị Hải
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lạng Sơn
[i] Theo Báo cáo ngày 30/12/2021 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn