Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Chỉ thị số 79/2008/CT-BVHTTDL ngày 8/9/2008 Về tăng cường công tác pháp chế ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

17/09/2008
Để phát huy những kết quả đạt được, kịp thời khắc phục những hạn chế trong công tác pháp chế, nhằm phát huy tốt vai trò giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý các hoạt động văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch bằng pháp luật trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hiện đại đất nước, Bộ Trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Chỉ thị số 79/2008/CT-BVHTTDL ngày 8/9/2008 Về tăng cường công tác pháp chế ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Theo đó, Cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành cần nâng cao nhận thức về việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, từ đó thấy rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác pháp chế trong việc triển khai nhiệm vụ quản lý Nhà nước của ngành.  

- Về kiện toàn tổ chức: Tiếp tục củng cố các tổ chức pháp chế, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác pháp chế hiện có tại các cơ quan, đơn vị. Đối với các cơ quan, đơn vị chưa có tổ chức pháp chế hoặc chưa bố trí cán bộ, công chức làm công tác pháp chế theo quy định của Nghị định 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ  quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và doanh nghiệp Nhà nước  phù hợp với thực tế tại cơ quan, đơn vị mình.

- Về công tác xây dựng pháp luật: Các cơ quan, đơn vị phải tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo; khi lập ban soạn thảo, tổ biên tập phải có thành viên của Vụ Pháp chế; Văn bản quy phạm pháp luật do các có quan, đơn vị soạn thảo trước khi trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phải kèm theo văn bản góp ý kiến hoặc văn bản thẩm định của Vụ Pháp chế; Vụ Pháp chế là đầu mối tham mưu giúp Bộ trưởng tham gia góp ý kiến do các Bộ, ngành, địa phương gửi lấy ý kiến.

- Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản chủ động chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế tổ chức phổ biến; Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật  của Bộ có trách nhiệm tổ chức phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc phổ biến pháp luật; Báo Văn hoá và các cơ quan báo chí khác của ngành mở chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật; Vụ Pháp chế có trách nhiệm chủ trì, tổ chức xây dựng chương trình phổ biến giáo dục pháp luật  cho từng giai đoạn và từng năm, theo dõi việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các Sở Văn hoá, thể thao và Du lịch.

- Về công tác rà soát, hệ thống hoá và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật: Hàng năm các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ phải có kế hoạch tổ chức, rà soát hệ thống hoá kiểm tra văn bản theo kế hoạch; Vụ Pháp chế chủ trì chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các Sở Văn hoá, thể thao và Du lịch.

- Về công tác cán bộ: Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế xây dựng và trình Bộ trưởng phương án kiện toàn và tăng cường cán bộ pháp chế, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp chế trong toàn ngành, lựa chọn, bồi dưỡng cán bộ có hẩm chất đạo đức tốt và nghiệp vụ pháp lý giỏi để đáp ứng nhiệm vụ công tác pháp chế trước mắt và lâu dài.  

Đỗ Thanh Hương