Củng cố quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp với Cộng hòa Liên bang ĐứcĐược sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, triển khai Kế hoạch đối ngoại của Bộ Tư pháp năm 2022, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tư pháp thăm và làm việc tại Cộng hòa liên bang Đức (CHLB Đức) từ ngày 24-26/11/2022.CHLB Đức là nền kinh tế hàng đầu trong khối liên minh châu Âu (EU). Đức cũng là một trong những quốc gia phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngay sau khi Việt Nam thống nhất đất nước (1975). Hiện nay, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược từ năm 2011. Trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp, Chính phủ hai nước đã ký Tuyên bố chung về Đối thoại Nhà nước pháp quyền vào ngày 29/02/2008 tại Hà Nội.
Mục đích chủ yếu của chuyến công tác là củng cố quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp với CHLB Đức (cả ở cấp liên bang và cấp bang) trong bối cảnh quan hệ hợp tác chung giữa hai nước không ngừng phát triển tích cực và Thủ tướng CHLB Đức Olaf Scholz cũng mới vừa có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 13-14/11.
Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Marco Buschmann
Vào sáng ngày 23/11/2022, tại Trụ sở Bộ Tư pháp CHLB Đức, hai Bộ trưởng Tư pháp đã có cuộc hội đàm nhằm đánh giá chặng đường hợp tác đã qua cũng như gợi mở một số định hướng hợp tác trong thời gian tới. Hai Bộ trưởng thống nhất đánh giá quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp giữa hai nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là từ khi Tuyên bố chung về Đối thoại Nhà nước pháp quyền được Chính phủ hai nước ký năm 2008. Sau khi Tuyên bố chung 2008 được ký, Bộ Tư pháp hai nước - cơ quan đầu mối điều phối thực hiện Tuyên bố chung tại mỗi nước – đã ký các Chương trình giai đoạn 03 năm để triển khai (cho đến nay đã ký được 04 Chương trình 03 năm). Tổng số hoạt động hai Bên đã thực hiện trong khuôn khổ Tuyên bố chung 2008 là hơn 140 hoạt động (chưa tính 55 hoạt động vừa ký kết theo Kế hoạch 2023 - 2024 triển khai Chương trình 03 năm giai đoạn 2023 - 2025). Các lĩnh vực trao đổi giữa hai Bên rất rộng, từ hoàn thiện pháp luật (dân sự, hình sự, hành chính, kinh tế, lao động, tố tụng, pháp luật quốc tế...) đến thực thi pháp luật, đào tạo luật, đào tạo/bổi dưỡng các chức danh tư pháp, phối hợp trên các diễn đàn quốc tế... Các cơ quan pháp luật và tư pháp của Việt Nam đã tham khảo có chọn lọc nhiều kinh nghiệm hay, thực tiễn tốt của Đức để vận dụng vào hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam. Hai Bộ trưởng vui mừng nhận thấy Chương trình Đối thoại nhà nước pháp quyền được duy trì và phát triển với ngày càng nhiều đối tác của hai nước tham gia, số lượng hoạt động được triển khai trên thực tế cũng tăng đều qua các năm. Hợp tác giữa Bộ Tư pháp Việt Nam với bang Hessen và bang Bắc Sông Ranh cũng không ngừng được làm mới, góp phần đa dạng hóa Chương trình Đối thoại nhà nước pháp quyền ở cấp liên bang. Hoạt động hợp tác trong giáo dục đào tạo được chú trọng. Mới đây, ngày 26/05/2022, Trường Đại học Luật Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác trong khuôn khổ CTHT Đối thoại nhà nước pháp quyền với Viện FES và DAAD trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu. Sáng 14/11/2022 vừa qua, Tổ chức Hỗ trợ Đại học Thế giới Đức và Văn phòng Hessen Việt Nam đã trao tặng 50 suất học bổng đặc biệt của Quốc hội bang Hessen cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội. Hoạt động của Trung tâm Pháp luật Việt Đức tại Đại học Luật Hà Nội được duy trì tích cực. Hợp tác trong các lĩnh vực như tương trợ tư pháp về dân sự, nuôi con nuôi, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp... cũng diễn ra thuận lợi. Bộ trưởng Lê Thành Long cũng nhấn mạnh hiện nay có gần 200.000 người Việt Nam tại Đức và khoảng 100.000 người nói tiếng Đức ở Việt Nam, quá trình giao thương, di chuyển lao động có thể sẽ kéo theo nhiều vấn đề pháp lý như thừa kế, hôn nhân gia đình, hộ tịch, quốc tịch, thi hành án dân sự... do đó việc tăng cường hợp tác về pháp luật và tư pháp càng có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, pháp nhân của mỗi nước.Kết thúc Hội đàm, hai Bộ trưởng thống nhất gợi mở một số định hướng lớn trong hợp tác pháp luật và tư pháp thời gian tới như sau:
- Hai Bên tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển Chương trình Đối thoại Nhà nước pháp quyền theo tinh thần Tuyên bố chung giữa hai Chính phủ năm 2008, cụ thể là chú trọng nhiều hơn đến tính bền vững và hiệu quả của Chương trình, bám sát nhu cầu thực tiễn Việt Nam trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp. Bộ Tư pháp hai nước (thông qua hai Vụ Hợp tác quốc tế) sẽ không ngừng phối hợp chặt chẽ để điều phối các đối tác tại mỗi nước nhằm thực hện tốt Chương trình theo từng giai đoạn, đảm bảo lợi ích thiết thực cho cả 2 Bên.
- Về tương trợ tư pháp: trước ngày 30/9/2016, việc thực hiện tương trợ tư pháp (TTTP) giữa hai nước được thực hiện thông qua kênh ngoại giao trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại. Từ 01/10/2016 đến nay, việc thực hiện TTTP tống đạt giấy tờ giữa Việt Nam và hai nước được thực hiện trên cơ sở Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại. Bộ trưởng Lê Thành Long đề nghị Bộ Tư pháp CHLB Đức tiếp tục phối hợp, tăng cường hợp tác về tư pháp và pháp luật trong khuôn khổ Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu, gia nhập và thực thi các Công ước về hợp tác tư pháp, như Công ước tống đạt, Công ước thu thập chứng cứ, Công ước La Hay năm 1980 về các khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em. Đặc biệt là mong muốn phía Đức sớm ủng hộ và đồng ý việc gia nhập Công ước La Hay 1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại của Việt Nam.
- Về đào tạo, bồi dưỡng: đề nghị phía Đức tăng cường hỗ trợ cho hoạt động của Trung tâm pháp luật Đức đặt tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Trung tâm đã xây dựng thành công chương trình giảng dạy “Pháp luật Châu Âu và Đức”, được Tổng thống Liên bang Frank-Walter Steinmeier (khi đó còn là Bộ trưởng Ngoại giao) và Đại sứ Đức tại Việt Nam khai trương ngày 31/10/2016. Với sự hỗ trợ tích cực của phía Đức, Trung tâm sẽ có thêm nhiều chương trình đào tạo chất lượng cao, liên kết lâu dài với các cơ sở đào tạo của Đức để từ đó trở thành một biểu tượng trong hợp tác pháp luật và tư pháp giữa hai nước. Đặc biệt là khi sinh viên được theo học các chương trình của Đức, am hiểu ngôn ngữ, văn hóa Đức sẽ là hạt nhân trong hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Bộ, Ngành tư pháp hai nước.
Ngoài ra, Bộ trưởng Lê Thành Long cũng đề nghị phía Đức quan tâm tăng cường các suất học bổng đào tạo sau đại học cho cán bộ của Bộ, ngành Tư pháp Việt Nam. Chia sẻ số lượng cán bộ của Bộ Tư pháp thông thạo tiếng Đức ngày càng ít đi trong khi đó CHLB Đức là quốc gia hàng đầu về truyền thống pháp luật thành văn, Bộ trưởng Lê Thành Long đề nghị phía Đức quan tâm hơn nữa đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng (kể cả bồi dưỡng ngắn hạn) cho cán bộ của Bộ, ngành Tư pháp Việt Nam.
- Về thương mại - đầu tư và hợp tác đa phương: khẳng định lĩnh vực này tiếp tục là động lực quan trọng của quan hệ hai nước, Bộ trưởng Lê Thành Long đề nghị Đức sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) để tạo điều kiện cho quan hệ kinh tế, đầu tư giữa hai Bên phát triển hơn nữa; đồng thời phối hợp thực hiện tốt Hiệp định thương mại tự do EVFTA đã có hiệu lực. Hai Bên cũng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức khu vực và quốc tế như ASEAN - EU, ASEM, APEC, Liên hợp quốc... CHLB Đức đã tái đắc cử Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc và Việt Nam cũng trúng cử, trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, mở ra thêm cơ hội hợp tác và phối hợp tại diễn đàn quan trọng này. Làm việc kỹ thuật với Quốc vụ khanh Angelika Schlunck
Ngay sau khi kết thúc Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp CHLB Đức, Bộ trưởng Lê Thành Long đã có cuộc làm việc kỹ thuật với bà Angelika Schlunck, Quốc vụ khanh Bộ Tư pháp liên bang, CHLB Đức. Chia sẽ kết quả hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp CHLB Đức, Bộ trưởng Lê Thành Long nêu cụ thể hơn về một số định hướng lớn mà hai Bên cần tập trung tăng cường trong thời gian tới về các chủ đề: (i) Chương trình Đối thoại Nhà nước pháp quyền; (ii) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và sinh viên; (iii) tương trợ tư pháp về dân sự và (iv) hợp tác đa phương.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác giáo dục, đào tạo, Bộ trưởng Lê Thành Long thông tin Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt 03 Đề án quan trọng: Đề án tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”, Đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp” và Đề án đào tạo luật sư hội nhập quốc tế. Bộ Tư pháp cũng rất chú trọng công tác đào tạo pháp luật, đào tạo nghề và các chức danh tư pháp đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Nhu cầu cũng như dư địa hợp tác trong lĩnh vực này còn rất nhiều, do đó hai Bên cần quan tâm hơn nữa đến kênh hợp tác này trong thời gian tới.Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Lê Thành Long đã trao Kỷ niệm chương vì Sự nghiệp Tư pháp cho Ông Christian Lange, Nguyên Quốc vụ khanh Bộ Tư pháp CHLB Đức, Chủ tịch Quỹ Hợp tác Pháp luật IRZ và bà Anne Katharina Zimmermannm, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tư pháp CHLB Đức.
Theo Chương trình làm việc, Bộ trưởng Lê Thành Long sẽ tiếp tục có các cuộc làm việc với đại diện Tổ chức trao đổi hàn lâm Đức DAAD, Học viện Tư pháp CHLB Đức, Bộ trưởng Tư pháp bang Hessen và Đại học tổng hợp Franfurt.Vụ Hợp tác quốc tế đưa tin từ Berlin
TÓM TẮT TÌNH HÌNH HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM - ĐỨC TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT VÀ TƯ PHÁP
1. Hợp tác trong Chương trình hợp tác 3 năm Đối thoại Nhà nước pháp quyền giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp liên bang Đức
Nhằm triển khai Tuyên bố chung về hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức đã ký ngày 29/02/2008 tại Hà Nội, Bộ Tư pháp hai nước đã phối hợp xây dựng và triển khai 04 Chương trình hợp tác 3 năm các giai đoạn 2009-2011, giai đoạn 2012-2014, giai đoạn 2015-2018 và giai đoạn 2019-2022.
Ngày 07/10/2022, Bộ Tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Liên bang CHLB Đức tổ chức Lễ ký trực tuyến “Chương trình hợp tác 3 năm giai đoạn 2022 – 2025” giữa Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và bà Quốc vụ khanh Angelika Schlunck với sự chứng kiến của ông Chu Tuấn Đức, Phó Đại sứ Việt Nam tại CHLB Đức.
Để thực hiện Chương trình hợp tác 3 năm nêu trên, hai Bên đã thống nhất ký Kế hoạch hợp tác năm 2022 – 10/2023 có hiệu lực kể từ ngày 24/10/2022. Kế hoạch hợp tác năm 2022 - 10/2023 có sự tham gia của 18 đối tác Đức và 15 cơ quan, cơ sở đào tạo lớn của Việt Nam với tổng số hoạt động được phê duyệt lên tới 55 hoạt động. Các hoạt động tập trung vào trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực thi pháp luật với nội dung trải đều trên một số lĩnh vực chính như: pháp luật hình sự, dân sự; pháp luật tố tụng hình sự, dân sự; pháp luật kinh tế, hành chính; thực thi một số điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp tác trong lĩnh vực tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại
Trước ngày 30/9/2016, việc thực hiện tương trợ tư pháp (TTTP) giữa hai nước được thực hiện thông qua kênh ngoại giao trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại. Từ 01/10/2016 đến nay, việc thực hiện TTTP tống đạt giấy tờ giữa hai nước được thực hiện trên cơ sở Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước tống đạt).
Từ 01/01/2021 đến 30/9/2022, tình hình thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam với CHLB Đức như sau:NướcUTTP từ nước ngoài đến Việt NamUTTP từ Việt Nam ra nước ngoàiGhi chúTiếp nhậnPhản hồiChuyển điKết quảCHLB Đức3933 (trả lại 05 yêu cầu, có kết quả 28 yêu cầu)6040Số liệu nêu trên cho thấy nhu cầu tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và CHLB Đức khá lớn. Tiến độ thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp trong giai đoạn lấy số liệu giữa Việt Nam và CHLB Đức cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới.
Ngoài ra, hai Cơ quan Trung ương của Việt Nam và CHLB Đức (Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp liên bang, CHLB Đức) đã thiết lập kênh liên lạc để trao đổi, phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình thực thi Công ước tống đạt.
3. Hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi
Việt Nam và CHLB Đức chính thức thiết lập mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế thông qua việc ký kết Bản ghi nhớ về việc Áp dụng các thủ tục hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế giữa Cơ quan Trung ương của Việt Nam và Cơ quan Trung ương Liên bang về nuôi con nuôi của CHLB Đức. Bản ghi nhớ được ký kết ngày 07/06/2013. Trên cơ sở mối quan hệ hợp tác trong khuôn khổ Công ước La Hay số 33 về Bảo vệ trẻ em và Hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, Việt Nam đã cấp phép cho 01 Tổ chức con nuôi nước ngoài của Đức (AdA Adoptionsberatung e.V) hoạt động tại Việt Nam.
Số lượng trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài tại CHLB Đức còn khiêm tốn. Trong hơn 9 năm qua (kể từ khi thiết lập quan hệ hợp tác đến hết tháng 9 năm 2022), có 57 trẻ em Việt Nam được giải quyết làm con nuôi người CHLB Đức, trong đó có 20 trường hợp là trẻ em được nhận từ cơ sở nuôi dưỡng và 37 trường hợp trẻ em đi từ gia đình (thuộc diện con riêng, cháu ruột).
Hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế giữa Việt Nam với CHLB Đức là thuận lợi và quá trình giải quyết các trường hợp xin nhận con nuôi không gặp vướng mắc, khó khăn nào.
4. Hợp tác trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch
Trong lĩnh vực quốc tịch: trong 03 năm, từ năm 2020 đến tháng 9/2022, Bộ Tư pháp đang tiếp nhận 01 hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch Đức; đã báo cáo Chính phủ trình Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch Đức đối với 3.421 trường hợp.
Trong lĩnh vực hộ tịch: Bộ Tư pháp và Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam phối hợp trao đổi, thông tin trong quá trình giải quyết các yêu cầu đăng ký hộ tịch, quốc tịch có liên quan đến công dân 2 nước.
5. Hợp tác trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp
Số lượng tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam là: 37 chi nhánh, 52 công ty luật nước ngoài và 31 chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó có 04 tổ chức hành nghề luật sư mang quốc tịch Đức (công ty luật: Roedl & Partner, Brendel & Cộng sự, Grünkorn & Partner; chi nhánh: Schulz Noack Bärwinkel và 04 Chi nhánh Công ty). Nhìn chung, hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư Đức tương đối ổn định, doanh thu ở mức trung bình khá so với mặt bằng chung của các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Về cơ bản các tổ chức này chấp hành nghiêm quy định của Luật Luật sư và quy định pháp luật có liên quan.
Số luật sư nước ngoài đang hành nghề tại Việt Nam: gần 300 luật sư nước ngoài, trong đó có 20 luật sư có quốc tịch Đức đang hành nghề tại Việt Nam.
6. Hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu
Trường Đại học Luật Hà Nội đã ký 04 Bản ghi nhớ hợp tác với các trường của CHLB Đức, cụ thể (1) Trường ĐH Tổng hợp Georg-August Goettingen, (ngày 02/04/2004), (2) Khoa Luật, Trường ĐH Tổng hợp Tự do Berlin, (ngày 05/12/2006), (3) Khoa Luật, Trường Đại học Justus Liebig Giesen (JLU), (ngày 04/06/2013) và (4) Viện ILF thuộc ĐHTH Goethe, Franfurt am Main (Institute for Law and Finance of Goethe University Frankfurt).
Ngày 26/05/2022, trường Đại học Luật Hà Nội cùng với Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) và Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác nhằm triển khai các hoạt động hợp tác trong giai đoạn 2022-2024. Theo đó, các Bên cùng hỗ trợ hoạt động của Trung tâm pháp luật Đức đặt tại Trường Đại học Luật Hà Nội và khóa học chuyên ngành “Pháp luật Đức và châu Âu”; hỗ trợ nhân lực, vật lực và các hoạt động hợp tác khác của Trung tâm.
Củng cố quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp với Cộng hòa Liên bang Đức
26/11/2022
Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, triển khai Kế hoạch đối ngoại của Bộ Tư pháp năm 2022, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tư pháp thăm và làm việc tại Cộng hòa liên bang Đức (CHLB Đức) từ ngày 24-26/11/2022.
CHLB Đức là nền kinh tế hàng đầu trong khối liên minh châu Âu (EU). Đức cũng là một trong những quốc gia phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngay sau khi Việt Nam thống nhất đất nước (1975). Hiện nay, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược từ năm 2011. Trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp, Chính phủ hai nước đã ký Tuyên bố chung về Đối thoại Nhà nước pháp quyền vào ngày 29/02/2008 tại Hà Nội.
Mục đích chủ yếu của chuyến công tác là củng cố quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp với CHLB Đức (cả ở cấp liên bang và cấp bang) trong bối cảnh quan hệ hợp tác chung giữa hai nước không ngừng phát triển tích cực và Thủ tướng CHLB Đức Olaf Scholz cũng mới vừa có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 13-14/11.
Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Marco Buschmann
Vào sáng ngày 23/11/2022, tại Trụ sở Bộ Tư pháp CHLB Đức, hai Bộ trưởng Tư pháp đã có cuộc hội đàm nhằm đánh giá chặng đường hợp tác đã qua cũng như gợi mở một số định hướng hợp tác trong thời gian tới. Hai Bộ trưởng thống nhất đánh giá quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp giữa hai nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là từ khi Tuyên bố chung về Đối thoại Nhà nước pháp quyền được Chính phủ hai nước ký năm 2008. Sau khi Tuyên bố chung 2008 được ký, Bộ Tư pháp hai nước - cơ quan đầu mối điều phối thực hiện Tuyên bố chung tại mỗi nước – đã ký các Chương trình giai đoạn 03 năm để triển khai (cho đến nay đã ký được 04 Chương trình 03 năm). Tổng số hoạt động hai Bên đã thực hiện trong khuôn khổ Tuyên bố chung 2008 là hơn 140 hoạt động (chưa tính 55 hoạt động vừa ký kết theo Kế hoạch 2023 - 2024 triển khai Chương trình 03 năm giai đoạn 2023 - 2025). Các lĩnh vực trao đổi giữa hai Bên rất rộng, từ hoàn thiện pháp luật (dân sự, hình sự, hành chính, kinh tế, lao động, tố tụng, pháp luật quốc tế...) đến thực thi pháp luật, đào tạo luật, đào tạo/bổi dưỡng các chức danh tư pháp, phối hợp trên các diễn đàn quốc tế... Các cơ quan pháp luật và tư pháp của Việt Nam đã tham khảo có chọn lọc nhiều kinh nghiệm hay, thực tiễn tốt của Đức để vận dụng vào hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam. Hai Bộ trưởng vui mừng nhận thấy Chương trình Đối thoại nhà nước pháp quyền được duy trì và phát triển với ngày càng nhiều đối tác của hai nước tham gia, số lượng hoạt động được triển khai trên thực tế cũng tăng đều qua các năm. Hợp tác giữa Bộ Tư pháp Việt Nam với bang Hessen và bang Bắc Sông Ranh cũng không ngừng được làm mới, góp phần đa dạng hóa Chương trình Đối thoại nhà nước pháp quyền ở cấp liên bang. Hoạt động hợp tác trong giáo dục đào tạo được chú trọng. Mới đây, ngày 26/05/2022, Trường Đại học Luật Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác trong khuôn khổ CTHT Đối thoại nhà nước pháp quyền với Viện FES và DAAD trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu. Sáng 14/11/2022 vừa qua, Tổ chức Hỗ trợ Đại học Thế giới Đức và Văn phòng Hessen Việt Nam đã trao tặng 50 suất học bổng đặc biệt của Quốc hội bang Hessen cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội. Hoạt động của Trung tâm Pháp luật Việt Đức tại Đại học Luật Hà Nội được duy trì tích cực. Hợp tác trong các lĩnh vực như tương trợ tư pháp về dân sự, nuôi con nuôi, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp... cũng diễn ra thuận lợi. Bộ trưởng Lê Thành Long cũng nhấn mạnh hiện nay có gần 200.000 người Việt Nam tại Đức và khoảng 100.000 người nói tiếng Đức ở Việt Nam, quá trình giao thương, di chuyển lao động có thể sẽ kéo theo nhiều vấn đề pháp lý như thừa kế, hôn nhân gia đình, hộ tịch, quốc tịch, thi hành án dân sự... do đó việc tăng cường hợp tác về pháp luật và tư pháp càng có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, pháp nhân của mỗi nước.
Kết thúc Hội đàm, hai Bộ trưởng thống nhất gợi mở một số định hướng lớn trong hợp tác pháp luật và tư pháp thời gian tới như sau:
- Hai Bên tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển Chương trình Đối thoại Nhà nước pháp quyền theo tinh thần Tuyên bố chung giữa hai Chính phủ năm 2008, cụ thể là chú trọng nhiều hơn đến tính bền vững và hiệu quả của Chương trình, bám sát nhu cầu thực tiễn Việt Nam trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp. Bộ Tư pháp hai nước (thông qua hai Vụ Hợp tác quốc tế) sẽ không ngừng phối hợp chặt chẽ để điều phối các đối tác tại mỗi nước nhằm thực hện tốt Chương trình theo từng giai đoạn, đảm bảo lợi ích thiết thực cho cả 2 Bên.
- Về tương trợ tư pháp: trước ngày 30/9/2016, việc thực hiện tương trợ tư pháp (TTTP) giữa hai nước được thực hiện thông qua kênh ngoại giao trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại. Từ 01/10/2016 đến nay, việc thực hiện TTTP tống đạt giấy tờ giữa Việt Nam và hai nước được thực hiện trên cơ sở Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại. Bộ trưởng Lê Thành Long đề nghị Bộ Tư pháp CHLB Đức tiếp tục phối hợp, tăng cường hợp tác về tư pháp và pháp luật trong khuôn khổ Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu, gia nhập và thực thi các Công ước về hợp tác tư pháp, như Công ước tống đạt, Công ước thu thập chứng cứ, Công ước La Hay năm 1980 về các khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em. Đặc biệt là mong muốn phía Đức sớm ủng hộ và đồng ý việc gia nhập Công ước La Hay 1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại của Việt Nam.
- Về đào tạo, bồi dưỡng: đề nghị phía Đức tăng cường hỗ trợ cho hoạt động của Trung tâm pháp luật Đức đặt tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Trung tâm đã xây dựng thành công chương trình giảng dạy “Pháp luật Châu Âu và Đức”, được Tổng thống Liên bang Frank-Walter Steinmeier (khi đó còn là Bộ trưởng Ngoại giao) và Đại sứ Đức tại Việt Nam khai trương ngày 31/10/2016. Với sự hỗ trợ tích cực của phía Đức, Trung tâm sẽ có thêm nhiều chương trình đào tạo chất lượng cao, liên kết lâu dài với các cơ sở đào tạo của Đức để từ đó trở thành một biểu tượng trong hợp tác pháp luật và tư pháp giữa hai nước. Đặc biệt là khi sinh viên được theo học các chương trình của Đức, am hiểu ngôn ngữ, văn hóa Đức sẽ là hạt nhân trong hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Bộ, Ngành tư pháp hai nước.
Ngoài ra, Bộ trưởng Lê Thành Long cũng đề nghị phía Đức quan tâm tăng cường các suất học bổng đào tạo sau đại học cho cán bộ của Bộ, ngành Tư pháp Việt Nam. Chia sẻ số lượng cán bộ của Bộ Tư pháp thông thạo tiếng Đức ngày càng ít đi trong khi đó CHLB Đức là quốc gia hàng đầu về truyền thống pháp luật thành văn, Bộ trưởng Lê Thành Long đề nghị phía Đức quan tâm hơn nữa đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng (kể cả bồi dưỡng ngắn hạn) cho cán bộ của Bộ, ngành Tư pháp Việt Nam.
- Về thương mại - đầu tư và hợp tác đa phương: khẳng định lĩnh vực này tiếp tục là động lực quan trọng của quan hệ hai nước, Bộ trưởng Lê Thành Long đề nghị Đức sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) để tạo điều kiện cho quan hệ kinh tế, đầu tư giữa hai Bên phát triển hơn nữa; đồng thời phối hợp thực hiện tốt Hiệp định thương mại tự do EVFTA đã có hiệu lực. Hai Bên cũng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức khu vực và quốc tế như ASEAN - EU, ASEM, APEC, Liên hợp quốc... CHLB Đức đã tái đắc cử Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc và Việt Nam cũng trúng cử, trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, mở ra thêm cơ hội hợp tác và phối hợp tại diễn đàn quan trọng này.
Làm việc kỹ thuật với Quốc vụ khanh Angelika Schlunck
Ngay sau khi kết thúc Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp CHLB Đức, Bộ trưởng Lê Thành Long đã có cuộc làm việc kỹ thuật với bà Angelika Schlunck, Quốc vụ khanh Bộ Tư pháp liên bang, CHLB Đức. Chia sẽ kết quả hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp CHLB Đức, Bộ trưởng Lê Thành Long nêu cụ thể hơn về một số định hướng lớn mà hai Bên cần tập trung tăng cường trong thời gian tới về các chủ đề: (i) Chương trình Đối thoại Nhà nước pháp quyền; (ii) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và sinh viên; (iii) tương trợ tư pháp về dân sự và (iv) hợp tác đa phương.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác giáo dục, đào tạo, Bộ trưởng Lê Thành Long thông tin Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt 03 Đề án quan trọng: Đề án tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”, Đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp” và Đề án đào tạo luật sư hội nhập quốc tế. Bộ Tư pháp cũng rất chú trọng công tác đào tạo pháp luật, đào tạo nghề và các chức danh tư pháp đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Nhu cầu cũng như dư địa hợp tác trong lĩnh vực này còn rất nhiều, do đó hai Bên cần quan tâm hơn nữa đến kênh hợp tác này trong thời gian tới.
Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Lê Thành Long đã trao Kỷ niệm chương vì Sự nghiệp Tư pháp cho Ông Christian Lange, Nguyên Quốc vụ khanh Bộ Tư pháp CHLB Đức, Chủ tịch Quỹ Hợp tác Pháp luật IRZ và bà Anne Katharina Zimmermannm, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tư pháp CHLB Đức.
Theo Chương trình làm việc, Bộ trưởng Lê Thành Long sẽ tiếp tục có các cuộc làm việc với đại diện Tổ chức trao đổi hàn lâm Đức DAAD, Học viện Tư pháp CHLB Đức, Bộ trưởng Tư pháp bang Hessen và Đại học tổng hợp Franfurt.
Vụ Hợp tác quốc tế đưa tin từ Berlin
TÓM TẮT TÌNH HÌNH HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM - ĐỨC TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT VÀ TƯ PHÁP
1. Hợp tác trong Chương trình hợp tác 3 năm Đối thoại Nhà nước pháp quyền giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp liên bang Đức
Nhằm triển khai Tuyên bố chung về hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức đã ký ngày 29/02/2008 tại Hà Nội, Bộ Tư pháp hai nước đã phối hợp xây dựng và triển khai 04 Chương trình hợp tác 3 năm các giai đoạn 2009-2011, giai đoạn 2012-2014, giai đoạn 2015-2018 và giai đoạn 2019-2022.
Ngày 07/10/2022, Bộ Tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Liên bang CHLB Đức tổ chức Lễ ký trực tuyến “Chương trình hợp tác 3 năm giai đoạn 2022 – 2025” giữa Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và bà Quốc vụ khanh Angelika Schlunck với sự chứng kiến của ông Chu Tuấn Đức, Phó Đại sứ Việt Nam tại CHLB Đức.
Để thực hiện Chương trình hợp tác 3 năm nêu trên, hai Bên đã thống nhất ký Kế hoạch hợp tác năm 2022 – 10/2023 có hiệu lực kể từ ngày 24/10/2022. Kế hoạch hợp tác năm 2022 - 10/2023 có sự tham gia của 18 đối tác Đức và 15 cơ quan, cơ sở đào tạo lớn của Việt Nam với tổng số hoạt động được phê duyệt lên tới 55 hoạt động. Các hoạt động tập trung vào trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực thi pháp luật với nội dung trải đều trên một số lĩnh vực chính như: pháp luật hình sự, dân sự; pháp luật tố tụng hình sự, dân sự; pháp luật kinh tế, hành chính; thực thi một số điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp tác trong lĩnh vực tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại
Trước ngày 30/9/2016, việc thực hiện tương trợ tư pháp (TTTP) giữa hai nước được thực hiện thông qua kênh ngoại giao trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại. Từ 01/10/2016 đến nay, việc thực hiện TTTP tống đạt giấy tờ giữa hai nước được thực hiện trên cơ sở Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước tống đạt).
Từ 01/01/2021 đến 30/9/2022, tình hình thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam với CHLB Đức như sau:
Nước |
UTTP từ nước ngoài đến Việt Nam |
UTTP từ Việt Nam ra nước ngoài |
Ghi chú |
Tiếp nhận |
Phản hồi |
Chuyển đi |
Kết quả |
CHLB Đức |
39 |
33 (trả lại 05 yêu cầu, có kết quả 28 yêu cầu) |
60 |
40 |
|
Số liệu nêu trên cho thấy nhu cầu tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và CHLB Đức khá lớn. Tiến độ thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp trong giai đoạn lấy số liệu giữa Việt Nam và CHLB Đức cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới.
Ngoài ra, hai Cơ quan Trung ương của Việt Nam và CHLB Đức (Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp liên bang, CHLB Đức) đã thiết lập kênh liên lạc để trao đổi, phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình thực thi Công ước tống đạt.
3. Hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi
Việt Nam và CHLB Đức chính thức thiết lập mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế thông qua việc ký kết Bản ghi nhớ về việc Áp dụng các thủ tục hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế giữa Cơ quan Trung ương của Việt Nam và Cơ quan Trung ương Liên bang về nuôi con nuôi của CHLB Đức. Bản ghi nhớ được ký kết ngày 07/06/2013. Trên cơ sở mối quan hệ hợp tác trong khuôn khổ Công ước La Hay số 33 về Bảo vệ trẻ em và Hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, Việt Nam đã cấp phép cho 01 Tổ chức con nuôi nước ngoài của Đức (AdA Adoptionsberatung e.V) hoạt động tại Việt Nam.
Số lượng trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài tại CHLB Đức còn khiêm tốn. Trong hơn 9 năm qua (kể từ khi thiết lập quan hệ hợp tác đến hết tháng 9 năm 2022), có 57 trẻ em Việt Nam được giải quyết làm con nuôi người CHLB Đức, trong đó có 20 trường hợp là trẻ em được nhận từ cơ sở nuôi dưỡng và 37 trường hợp trẻ em đi từ gia đình (thuộc diện con riêng, cháu ruột).
Hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế giữa Việt Nam với CHLB Đức là thuận lợi và quá trình giải quyết các trường hợp xin nhận con nuôi không gặp vướng mắc, khó khăn nào.
4. Hợp tác trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch
Trong lĩnh vực quốc tịch: trong 03 năm, từ năm 2020 đến tháng 9/2022, Bộ Tư pháp đang tiếp nhận 01 hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch Đức; đã báo cáo Chính phủ trình Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch Đức đối với 3.421 trường hợp.
Trong lĩnh vực hộ tịch: Bộ Tư pháp và Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam phối hợp trao đổi, thông tin trong quá trình giải quyết các yêu cầu đăng ký hộ tịch, quốc tịch có liên quan đến công dân 2 nước.
5. Hợp tác trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp
Số lượng tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam là: 37 chi nhánh, 52 công ty luật nước ngoài và 31 chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó có 04 tổ chức hành nghề luật sư mang quốc tịch Đức (công ty luật: Roedl & Partner, Brendel & Cộng sự, Grünkorn & Partner; chi nhánh: Schulz Noack Bärwinkel và 04 Chi nhánh Công ty). Nhìn chung, hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư Đức tương đối ổn định, doanh thu ở mức trung bình khá so với mặt bằng chung của các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Về cơ bản các tổ chức này chấp hành nghiêm quy định của Luật Luật sư và quy định pháp luật có liên quan.
Số luật sư nước ngoài đang hành nghề tại Việt Nam: gần 300 luật sư nước ngoài, trong đó có 20 luật sư có quốc tịch Đức đang hành nghề tại Việt Nam.
6. Hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu
Trường Đại học Luật Hà Nội đã ký 04 Bản ghi nhớ hợp tác với các trường của CHLB Đức, cụ thể (1) Trường ĐH Tổng hợp Georg-August Goettingen, (ngày 02/04/2004), (2) Khoa Luật, Trường ĐH Tổng hợp Tự do Berlin, (ngày 05/12/2006), (3) Khoa Luật, Trường Đại học Justus Liebig Giesen (JLU), (ngày 04/06/2013) và (4) Viện ILF thuộc ĐHTH Goethe, Franfurt am Main (Institute for Law and Finance of Goethe University Frankfurt).
Ngày 26/05/2022, trường Đại học Luật Hà Nội cùng với Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) và Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác nhằm triển khai các hoạt động hợp tác trong giai đoạn 2022-2024. Theo đó, các Bên cùng hỗ trợ hoạt động của Trung tâm pháp luật Đức đặt tại Trường Đại học Luật Hà Nội và khóa học chuyên ngành “Pháp luật Đức và châu Âu”; hỗ trợ nhân lực, vật lực và các hoạt động hợp tác khác của Trung tâm.
|