Công đoàn Bộ Tư pháp với việc thực hiện chương trình Cải cách hành chính, Quy chế dân chủ ở cơ sở và xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”Thực hiện chức năng được quy định trong Luật Công đoàn năm 1990 và Điều lệ Công đoàn (Khoá IX), cũng như hưởng ứng cuộc vận động của Công đoàn Viên chức Việt Nam, trong những năm qua, đặc biệt là trong năm 2006, Công đoàn Bộ Tư pháp đã triển khai mạnh mẽ việc thực hiện chương trình Cải cách hành chính, Quy chế dân chủ ở cơ sở và xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tuỵ, gương mẫu”.Sau một thời gian triển khai, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các chương trình nêu trên vẫn tồn tại những hạn chế cần khắc phục trong năm 2007.I. Về Cải cách hành chính Xác định rõ vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn, trong những năm qua, Công đoàn cơ quan Bộ Tư pháp đã tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn thực hiện tốt những yêu cầu, nhiệm vụ mà Chương trình Cải cách hành chính đặt ra, gắn liền với nhiệm vụ Cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Công đoàn cơ quan Bộ Tư pháp đã tham mưu, đề xuất với Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ và Đảng uỷ một số nội dung cụ thể của Cải cách hành chính, cũng như giải pháp để triển khai thực hiện các nội dung này. Thông qua các Tổ Công đoàn và phối hợp với các đơn vị, các tổ chức quần chúng trong cơ quan Bộ, Công đoàn Bộ đã tích cực biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Cải cách hành chính trong cơ quan Bộ. Với sự chỉ đạo kịp thời của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ và Đảng uỷ, Công đoàn cơ quan Bộ Tư pháp đã phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và đã thu được những kết quả quan trọng trong Cải cách hành chính, cụ thể như sau: 1. Về cải cách thể chế a) Đẩy mạnh tiến độ nhằm hoàn thành các nhiệm vụ thuộc Chương trình “Đổi mới công tác xây dựng, ban hành và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật” ban hành kèm theo Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 14/8/2003. b) Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án, dự thảo văn bản QPPL do Bộ chủ trì soạn thảo và Đề án cơ chế “một cửa” trong lĩnh vực hành chính tư pháp, thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Nhìn chung, trong quá trình tham gia soạn thảo các VBQPPL, đoàn viên Công đoàn cơ quan Bộ Tư pháp luôn cân nhắc, thận trọng đảm bảo tính hợp Hiến, hợp pháp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; có tác động tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội, về cơ bản đã tháo gỡ được những ách tắc, vướng mắc lâu nay mà các quy định trước đây chưa có hoặc chưa có điều kiện giải quyết, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước.2. Về cải cách bộ máy hành chính Công đoàn cơ quan Bộ Tư pháp đã phát huy tinh thần tập thể, mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh việc thực hiện nhiệm vụ cải cách bộ máy hành chính, tăng cường vai trò quản lý vĩ mô của Bộ Tư pháp.a) Về cơ bản, cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp hiện nay đã được kiện toàn, đảm bảo phân định rõ và tránh sự trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các đơn vị theo nguyên tắc một đơn vị đảm nhận nhiều nhiệm vụ với nhiều đối tượng quản lý nhưng một nhiệm vụ chỉ do một đơn vị thực hiện. b) Thực hiện việc kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp địa phương theo thẩm quyền được giao, cụ thể là: thành lập lại phòng Tư pháp cấp huyện và tăng cường trình độ cho đội ngũ cán bộ tư pháp của các cơ quan tư pháp địa phương. c) Thực hiện phân cấp quản lý - trung ương và địa phương trong phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác tư pháp trên cơ sở xây dựng Đề án phân cấp quản lý nhà nước về công tác tư pháp, trong đó tập trung phân cấp mạnh mẽ nhất tập trung vào lĩnh vực công chứng, hộ tịch. d) Hiện nay, Bộ Tư pháp đã ban hành nhiều quy chế chung điều hành bộ máy hành chính của Bộ trong một số lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành bộ máy cơ quan Bộ. 3. Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ quan Bộ Tư pháp xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng của đội ngũ đoàn viên công đoàn trước những đòi hỏi của công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Do vậy, Công đoàn cơ quan Bộ Tư pháp đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, mà trước hết là Vụ Tổ chức, cán bộ tham mưu với Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ và Đảng uỷ cơ quan triển khai thực hiện những nội dung chủ yếu sau đây: a) Về hoạt động quản lý đội ngũ cán bộ, công chức Công tác quản lý cán bộ, công chức của Bộ Tư pháp đã được thực hiện theo xu hướng tăng cường thực hiện cải cách hành chính trên các mặt như quy hoạch, tuyển dụng, nâng ngạch, xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức… và đã tạo được những bước chuyển biến tích cực, cụ thể là: Công tác quy hoạch cán bộ đã được triển khai đối với các chức danh lãnh đạo cấp Vụ và cấp Bộ. Kết quả quy hoạch đã lựa chọn ra được các cán bộ, công chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy hoạch để bồi dưỡng, tạo nguồn kế cận, bổ sung cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện có. Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục xây dựng quy hoạch tổng thể đội ngũ cán bộ, công chức chuyên môn của Bộ. Công tác tuyển dụng, thi tuyển công chức được thực hiện công khai, công bằng, khách quan theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Nhờ đó, đã tuyển dụng được nhiều công chức có trình độ khá, giỏi, thể hiện được năng lực công tác và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.b) Vấn đề cải cách tiền lương: Được triển khai trong tổng thể trong cải cách tiền lương của Nhà nước. Tuy nhiên, việc cải cách tiền lương chưa theo kịp tốc độ trượt giá nên lưong thực tế của cán bộ, công chức vẫn còn thấp.c) Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tư pháp. Hiện tại, Bộ Tư pháp có 89 tiến sỹ, 199 thạc sỹ và chất lượng đội ngũ công chức đã từng bước được nâng lên đáng kể. Đống thời, Bộ Tư pháp đã đạo tạo nhiều khoá Chấp hành viên, Công chứng viên, Luật sư… đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ được giao trong tiến trình cải cách tư pháp.4. Cải cách Tài chính côngCông đoàn cơ quan Bộ đã tham gia đề xuất và giám sát việc triển khai thực hiện các hoạt động CCHC của Bộ trong lĩnh vực tài chính công như: Đổi mới phương thức lập dự toán, cấp phát kinh phí, thẩm tra xét duyệt quyết toán, công khai tài chính, thanh tra - kiểm tra; đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế khoán kinh phí hành chính và cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. 5. Hiện đại hoá hoạt động điều hành cuả Bộ máy cơ quan Bộ Để đẩy nhanh việc triển khai nhiệm vụ công tác, Công đoàn cơ quan Bộ đã chủ động tuyên truyền, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tích cực triển khai nhiều hoạt động hiện đại hoá công sở, tạo bước chuyển biến đáng kể trong việc đưa công nghệ thông tin vào phục vụ quản lý, điều hành của bộ máy cơ quan Bộ; tăng cường việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia do Bộ Tư pháp chủ trì và khẩn trương xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bộ; xây dựng các quy chế tạo cơ sở pháp lý cho việc khai thác, sử dụng và quản lý mạng máy tính của Bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai chương trình Cải cách hành chính của Công đoàn cơ quan Bộ Tư pháp vẫn tồn tại những hạn chế sau đây: (i) Trong những năm gần đây, các hoạt động CCHC đã được tiến hành bài bản, có kế hoạch nhưng một số hoạt động vẫn còn triển khai chậm, thiếu đồng bộ do một bộ phận đoàn viên công đoàn chưa nhận thức hết ý nghĩa, tầm quan trọng và những yêu cầu mà chương trình CCHC đặt ra; (ii) Giữa Công đoàn cơ quan Bộ và Công đoàn cơ quan Tư pháp ở địa phương chưa có sự phối hợp, kết nối chặt chẽ trong việc triển khai các nhiệm vụ CCHC; nhiều mô hình thí điểm chưa được kịp thời sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm nhằm phát huy tối đa trí tuệ, tâm huyết của đội ngũ đoàn viên công đoàn, từ đó tham mưu với chính quyền áp dụng trong phạm vi toàn ngành; (iii) Một số thủ tục hành chính hiện hành vẫn chưa được Công đoàn Bộ Tư pháp đề xuất, kiến nghị với Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung kịp thời, gây phiền hà cho dân, đặc biệt trong lĩnh vực công chứng, hộ tịch.Để khắc phục những hạn chế nêu trên, trong thời gian tới, chúng ta cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây: (i) Cần tăng cường trách nhiệm của Ban chấp hành Công đoàn trong việc tham mưu, đề xuất với Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ thực hiện các nội dung của CCHC; (ii) Mạnh dạn nghiên cứu, đề xuất việc đổi mới cách thức xác định thứ tự ưu tiên của các nhiệm vụ CCHC. Theo đó, cần tập trung vào những nhiệm vụ thiết thực, hiệu quả cải cách thể hiện rõ ràng, có tác động trực tiếp đến quy trình vận hành của Bộ máy cơ quan Bộ như: kỷ cương, kỷ luật hành chính; cải tiến chế độ hội họp, thông tin báo cáo, tăng cường công tác tin học hoá, đổi mới quy trình giải quyết công việc… (iii) Tham gia đóng góp ý kiến nhằm cải tiến phương pháp tổ chức triển khai các nhiệm vụ CCHC; tăng cường vai trò của tổ chức Công đoàn trong hoạt động CCHC; (iv) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn tại các đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ CCHC và cần có chính sách khen thưởng, khuyến khích đơn vị, cá nhân triển khai CCHC; (v) Tăng cường các biện pháp phối hợp, trao đổi với Công đoàn các cơ quan Tư pháp địa phương trong quá trình triển khai các nhiệm vụ CCHC được giao, về kết quả thu được, những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình triên khai các nhiệm vụ.II. Về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở1. Trách nhiệm của Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sởChế độ thông tin, giao ban giữa Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, đại diện tổ chức Công đoàn và các tổ chức đoàn thể được thực hiện thường xuyên, định kỳ để nắm bắt tình hình, đánh giá và kiểm điểm việc chỉ đạo công tác của cơ quan, việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, đảm bảo công khai, dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ và của từng đơn vị thuộc Bộ.Công đoàn Bộ đã kiến nghị với Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ quan tâm thực hiện và tích cực chỉ đạo lấy ý kiến của cán bộ, công chức trong Bộ đối với những vấn đề phải thông báo công khai và xin ý kiến theo đúng quy định của Quy chế dân chủ; tạo điều kiện cho Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Ban nữ công hoạt động tốt, góp phần động viên và phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức.2 Phát huy các hình thức thực hiên dân chủ của cán bộ, công chứcHội nghị đại biểu cán bộ, công chức được tổ chức hàng năm đã đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Bộ, đề ra các biện pháp từng bước cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức trong cơ quan. Các báo cáo tại Hội nghị đều được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi của cán bộ, công chức trước khi được đưa ra thảo luận, biểu quyết tại Hội nghị. Sau Hội nghị, Nghị quyết của Hội nghị đã được nghiêm túc thực hiện. Hội nghị cán bộ, công chức cơ quan Bộ Tư pháp thật sự là “diễn đàn” đối thoại giữa tập thể đoàn viên công đoàn với Lãnh đạo Bộ. Tại Hội nghị, các ý kiến đều đã được đoàn viên công đoàn trình bày thẳng thắn, mang tính xây dựng và đã được Lãnh đạo Bộ trả lời, tiếp thu và tổ chức thực hiện. Ngoài ra, thông qua Hòm thư góp ý hoặc tại các buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ (hàng tháng, Lãnh đạo Bộ dành 1 ngày để tiếp cán bộ, công chức trong cơ quan Bộ, 3 tháng 1 lần, Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ họp liên tịch với lãnh đạo các đơn vị và người đứng đầu các tổ chức đoàn thể trong cơ quan)… BCH Công đoàn và đoàn viên công đoàn trong cơ quan Bộ đã trình bày tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đề xuất, cũng như nghe thông báo về tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác của Bộ, ngành; kiểm điểm việc thực hiện Quy chế làm việc của Bộ…Công đoàn cơ quan Bộ đã tích cực cùng với Ban Thanh tra nhân dân tăng cường các hoạt động như: giám sát các kỳ thi tuyển dụng công chức, viên chức; các hoạt động mua sắm, thanh lý tài sản cơ quan, việc in ấn phát hành biểu mẫu…Qua thực hiện Quy chế dân chủ, vai trò của các tổ chức đoàn thể ngày càng được nâng cao, đóng góp nhiều ý kiến xác đáng, thiết thực vào công tác quản lý, điều hành của Bộ và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của ngành.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng các Quy chế làm việcXác định việc thực hiện Quy chế dân chủ phải gắn với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, trong những năm qua, Công đoàn Bộ Tư pháp, cùng với các đơn vị trong ngành luôn chú trọng đến việc kiện toàn, củng cố tổ chức ngành và xây dựng các Quy chế làm việc để tạo nền nếp làm việc khoa học.Để tạo cơ sở thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của các đơn vị,, từng đoàn viên Công đoàn, Tổ Công đoàn đã tích cực tham gia xây dựng và hoàn thiện các quy chế về chế độ làm việc, Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ. Quy chế làm việc, Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại, tiếp tục sửa đổi Quy chế tiếp công dân, Quy chế chọn cử, quản lý cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng… của Bộ Tư pháp đã được lấy ý kiến, tham gia rộng rãi và thảo luận dân chủ trước khi trình Lãnh đạo Bộ xem xét.4. Thực hiện dân chủ trong công tác cán bộCông đoàn Bộ đã tham gia tích cực các vấn đề trong công tác cán bộ, đảm bảo tính công khai, dân chủ. Những vấn đề này đều được sự thống nhất ý kiến trong Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ và thông báo công khai đến cán bộ, công chức theo quy định tại Quy chế dân chủ của cơ quan.Việc tuyển dụng công chức cũng được thông báo rộng rãi, công khai và quá trình tổ chức thi tuyển được thực hiện nghiêm túc, dân chủ, khách quan và công bằng, theo đúng quy định của pháp luật.Công tác quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo được tiến hành nghiêm túc, thực hiện đầy đủ các bước theo quy định, đảm bảo dân chủ, công khai, lấy ý kiến từ cơ sở, các cấp uỷ Đảng, đại diện các tổ chức quần chúng và bỏ phiếu kín trước khi tập thể Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.Công đoàn Bộ tham gia các cuộc họp để xem xét, xử lý cán bộ, công chức một cách thận trọng, khách quan, bảo đảm dân chủ, có tác dụng răn đe, giáo dục chung.Ngoài ra, Công đoàn Bộ Tư pháp còn đẩy mạnh việc thực hiện Quy chế dân chủ trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cơ quan như: Phát huy dân chủ trong công tác xây dựng pháp luật; phát huy dân chủ trong lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm và trong thi hành án dân sự…Có thể khẳng định, việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cở sở tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, tạo khởi sắc trong không khí dân chủ của cơ quan, đơn vị. Quyền làm chủ, kiểm tra, giám sát của cán bộ, công chức được tăng cường, góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý, nâng cao trách nhiệm của cá nhân, đơn vị khi thực thi công vụ, chống tham những, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu cho nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành Tư pháp.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở vẫn tồn tại những hạn chế cần khắc phục trong năm 2007, cụ thể như: (i) Việc tham gia sửa đổi Quy chế dân chủ của Công đoàn Bộ còn chậm, trong khi đó, qua thực tiễn triển khai đã phát sinh những vấn đề bất cập như: chưa có cơ chế và phương thức để bảo đảm thực hiện có hiệu quả; chưa có các quy định nhằm tăng cường hơn nữa chức năng giám sát việc thực hiện Quy chế; (ii) Một bộ phận đoàn viên công đoàn chưa phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, chưa mạnh dạn trong việc tham gia ý kiến với Lãnh đạo Bộ, thủ trưởng các đơn vị về công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; (iii) Công đoàn Bộ chưa thực sự phát huy thế mạnh của mình trong việc đông viên, khích lệ thành viên của tổ chức mình tham gia ý kiến, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác; (iv) Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần phê và tự phê của một số đoàn viên công đoàn chưa cao, dẫn đến có những sai phạm chậm được phát hiện, xử lý; (v) Chưa phát huy mạnh mẽ vai trò của các Tổ Công đoàn, Ban Thanh tra nhân dân trong việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong Bộ xây dựng báo cáo kiểm điểm việc phối hợp thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan.III. Về cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”1. Cuộc vận động này bước đầu đã được triển khai, đánh giá kết quả thực hiện. Sau 2 đợt triển khai cuộc vận động, 08 đoàn viên Công đoàn cơ quan Bộ Tư pháp đã được Công đoàn viên chức Việt Nam tặng Bằng khen. 2. Có thể khằng định, trong những năm gần đây, đại đa số đoàn viên công đoàn cơ quan Bộ Tư pháp đã nỗ lực trong chuyên môn, nghiệp vụ, trong kỷ luật lao động và đã thu được những kết quả quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác của ngành Tư pháp.3. Phối hợp với chính quyền “lồng ghép” cuộc vận động này với các hoạt động đánh giá, bình xét và đạo tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong cơ quan Bộ.Song, qua thời gian thực hiện chương trình này, Công đoàn Bộ Tư pháp tồn tại những hạn chế như: (i) Chưa cụ thể hoá các tiêu chí đánh giá, gắn với đặc thù của cơ quan tư pháp; (ii) Chưa phát động sâu rộng trong toàn thể đoàn viên công đoàn và chưa thực hiện việc sơ kết, tổng kết để đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện; (iii) Chưa kịp thời biểu dương, nhân rộng điển hình tiên tiến trong cuộc vận động nên chưa tạo được không khí thi đua, phấn đấu trong đoàn viên công đoàn; (iv) Chưa có kế hoạch phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong cơ quan Bộ để triển khai cuộc vận động này. Để thực hiện tốt chương trình hành động này, trong năm 2007, Công đoàn Bộ Tư pháp cần triển khai các giải pháp sau đây: (i) Xây dựng cụ thể tiêu chí đánh giá để làm căn cứ bình chọn, giới thiệu những đoàn viên công đoàn tiêu biểu; (ii) Phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể xây dựng và triển khai kế hoạch đến đoàn viên công đoàn nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; (iii) Biểu dương, khen thưởng kịp thời và nhân rộng những điển hình tiến tiến; (iv) Thường xuyên sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm và tăng cường hiệu quả của cuộc vận động, sao cho cuộc vận động thực sự trở thành một hoạt động sinh hoạt chính trị của đơn vị. Có thể khẳng định, có được những kết quả đáng khích lệ nêu trên là do có sự chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi của Đảng uỷ, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, của Công đoàn Viên chức Việt Nam và sự phối hợp có hiệu quả của các đơn vị, các tổ chức đoàn thể quần chúng trong Bộ, đặc biệt là sự nỗ lực với ý thức trách nhiệm cao của tập thể đoàn viên Công đoàn cơ quan. Do vậy, sự tổng hoà các yếu tố trên sẽ là nền tảng, động lực quan trọng để Công đoàn Bộ Tư pháp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chương trình hành động trong năm 2007.VP Công đoàn Bộ Tư pháp
Công đoàn Bộ Tư pháp với việc thực hiện chương trình Cải cách hành chính, Quy chế dân chủ ở cơ sở và xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”
01/02/2007
Thực hiện chức năng được quy định trong
Luật Công đoàn năm 1990 và Điều lệ Công đoàn (Khoá IX), cũng như hưởng ứng cuộc vận động của Công đoàn Viên chức Việt Nam, trong những năm qua, đặc biệt là trong năm 2006, Công đoàn Bộ Tư pháp đã triển khai mạnh mẽ việc thực hiện chương trình Cải cách hành chính, Quy chế dân chủ ở cơ sở và xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tuỵ, gương mẫu”.
Sau một thời gian triển khai, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các chương trình nêu trên vẫn tồn tại những hạn chế cần khắc phục trong năm 2007.
I. Về Cải cách hành chính
Xác định rõ vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn, trong những năm qua, Công đoàn cơ quan Bộ Tư pháp đã tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn thực hiện tốt những yêu cầu, nhiệm vụ mà Chương trình Cải cách hành chính đặt ra, gắn liền với nhiệm vụ Cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Công đoàn cơ quan Bộ Tư pháp đã tham mưu, đề xuất với Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ và Đảng uỷ một số nội dung cụ thể của Cải cách hành chính, cũng như giải pháp để triển khai thực hiện các nội dung này.
Thông qua các Tổ Công đoàn và phối hợp với các đơn vị, các tổ chức quần chúng trong cơ quan Bộ, Công đoàn Bộ đã tích cực biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Cải cách hành chính trong cơ quan Bộ.
Với sự chỉ đạo kịp thời của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ và Đảng uỷ, Công đoàn cơ quan Bộ Tư pháp đã phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và đã thu được những kết quả quan trọng trong Cải cách hành chính, cụ thể như sau:
a) Đẩy mạnh tiến độ nhằm hoàn thành các nhiệm vụ thuộc Chương trình “Đổi mới công tác xây dựng, ban hành và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật” ban hành kèm theo Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 14/8/2003.
b) Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án, dự thảo văn bản QPPL do Bộ chủ trì soạn thảo và Đề án cơ chế “một cửa” trong lĩnh vực hành chính tư pháp, thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
Nhìn chung, trong quá trình tham gia soạn thảo các VBQPPL, đoàn viên Công đoàn cơ quan Bộ Tư pháp luôn cân nhắc, thận trọng đảm bảo tính hợp Hiến, hợp pháp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; có tác động tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội, về cơ bản đã tháo gỡ được những ách tắc, vướng mắc lâu nay mà các quy định trước đây chưa có hoặc chưa có điều kiện giải quyết, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước.
2. Về cải cách bộ máy hành chính
Công đoàn cơ quan Bộ Tư pháp đã phát huy tinh thần tập thể, mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh việc thực hiện nhiệm vụ cải cách bộ máy hành chính, tăng cường vai trò quản lý vĩ mô của Bộ Tư pháp.
a) Về cơ bản, cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp hiện nay đã được kiện toàn, đảm bảo phân định rõ và tránh sự trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các đơn vị theo nguyên tắc một đơn vị đảm nhận nhiều nhiệm vụ với nhiều đối tượng quản lý nhưng một nhiệm vụ chỉ do một đơn vị thực hiện.
b) Thực hiện việc kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp địa phương theo thẩm quyền được giao, cụ thể là: thành lập lại phòng Tư pháp cấp huyện và tăng cường trình độ cho đội ngũ cán bộ tư pháp của các cơ quan tư pháp địa phương.
c) Thực hiện phân cấp quản lý - trung ương và địa phương trong phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác tư pháp trên cơ sở xây dựng Đề án phân cấp quản lý nhà nước về công tác tư pháp, trong đó tập trung phân cấp mạnh mẽ nhất tập trung vào lĩnh vực công chứng, hộ tịch.
d) Hiện nay, Bộ Tư pháp đã ban hành nhiều quy chế chung điều hành bộ máy hành chính của Bộ trong một số lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành bộ máy cơ quan Bộ.
3. Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Công đoàn cơ quan Bộ Tư pháp xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng của đội ngũ đoàn viên công đoàn trước những đòi hỏi của công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Do vậy, Công đoàn cơ quan Bộ Tư pháp đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, mà trước hết là Vụ Tổ chức, cán bộ tham mưu với Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ và Đảng uỷ cơ quan triển khai thực hiện những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Về hoạt động quản lý đội ngũ cán bộ, công chức
Công tác quản lý cán bộ, công chức của Bộ Tư pháp đã được thực hiện theo xu hướng tăng cường thực hiện cải cách hành chính trên các mặt như quy hoạch, tuyển dụng, nâng ngạch, xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức… và đã tạo được những bước chuyển biến tích cực, cụ thể là:
Công tác quy hoạch cán bộ đã được triển khai đối với các chức danh lãnh đạo cấp Vụ và cấp Bộ. Kết quả quy hoạch đã lựa chọn ra được các cán bộ, công chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy hoạch để bồi dưỡng, tạo nguồn kế cận, bổ sung cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện có. Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục xây dựng quy hoạch tổng thể đội ngũ cán bộ, công chức chuyên môn của Bộ.
Công tác tuyển dụng, thi tuyển công chức được thực hiện công khai, công bằng, khách quan theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Nhờ đó, đã tuyển dụng được nhiều công chức có trình độ khá, giỏi, thể hiện được năng lực công tác và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.
b) Vấn đề cải cách tiền lương: Được triển khai trong tổng thể trong cải cách tiền lương của Nhà nước. Tuy nhiên, việc cải cách tiền lương chưa theo kịp tốc độ trượt giá nên lưong thực tế của cán bộ, công chức vẫn còn thấp.
c) Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tư pháp. Hiện tại, Bộ Tư pháp có 89 tiến sỹ, 199 thạc sỹ và chất lượng đội ngũ công chức đã từng bước được nâng lên đáng kể. Đống thời, Bộ Tư pháp đã đạo tạo nhiều khoá Chấp hành viên, Công chứng viên, Luật sư… đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ được giao trong tiến trình cải cách tư pháp.
4. Cải cách Tài chính công
Công đoàn cơ quan Bộ đã tham gia đề xuất và giám sát việc triển khai thực hiện các hoạt động CCHC của Bộ trong lĩnh vực tài chính công như: Đổi mới phương thức lập dự toán, cấp phát kinh phí, thẩm tra xét duyệt quyết toán, công khai tài chính, thanh tra - kiểm tra; đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế khoán kinh phí hành chính và cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
5. Hiện đại hoá hoạt động điều hành cuả Bộ máy cơ quan Bộ
Để đẩy nhanh việc triển khai nhiệm vụ công tác, Công đoàn cơ quan Bộ đã chủ động tuyên truyền, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tích cực triển khai nhiều hoạt động hiện đại hoá công sở, tạo bước chuyển biến đáng kể trong việc đưa công nghệ thông tin vào phục vụ quản lý, điều hành của bộ máy cơ quan Bộ; tăng cường việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia do Bộ Tư pháp chủ trì và khẩn trương xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bộ; xây dựng các quy chế tạo cơ sở pháp lý cho việc khai thác, sử dụng và quản lý mạng máy tính của Bộ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai chương trình Cải cách hành chính của Công đoàn cơ quan Bộ Tư pháp vẫn tồn tại những hạn chế sau đây: (i) Trong những năm gần đây, các hoạt động CCHC đã được tiến hành bài bản, có kế hoạch nhưng một số hoạt động vẫn còn triển khai chậm, thiếu đồng bộ do một bộ phận đoàn viên công đoàn chưa nhận thức hết ý nghĩa, tầm quan trọng và những yêu cầu mà chương trình CCHC đặt ra; (ii) Giữa Công đoàn cơ quan Bộ và Công đoàn cơ quan Tư pháp ở địa phương chưa có sự phối hợp, kết nối chặt chẽ trong việc triển khai các nhiệm vụ CCHC; nhiều mô hình thí điểm chưa được kịp thời sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm nhằm phát huy tối đa trí tuệ, tâm huyết của đội ngũ đoàn viên công đoàn, từ đó tham mưu với chính quyền áp dụng trong phạm vi toàn ngành; (iii) Một số thủ tục hành chính hiện hành vẫn chưa được Công đoàn Bộ Tư pháp đề xuất, kiến nghị với Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung kịp thời, gây phiền hà cho dân, đặc biệt trong lĩnh vực công chứng, hộ tịch.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, trong thời gian tới, chúng ta cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây: (i) Cần tăng cường trách nhiệm của Ban chấp hành Công đoàn trong việc tham mưu, đề xuất với Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ thực hiện các nội dung của CCHC; (ii) Mạnh dạn nghiên cứu, đề xuất việc đổi mới cách thức xác định thứ tự ưu tiên của các nhiệm vụ CCHC. Theo đó, cần tập trung vào những nhiệm vụ thiết thực, hiệu quả cải cách thể hiện rõ ràng, có tác động trực tiếp đến quy trình vận hành của Bộ máy cơ quan Bộ như: kỷ cương, kỷ luật hành chính; cải tiến chế độ hội họp, thông tin báo cáo, tăng cường công tác tin học hoá, đổi mới quy trình giải quyết công việc… (iii) Tham gia đóng góp ý kiến nhằm cải tiến phương pháp tổ chức triển khai các nhiệm vụ CCHC; tăng cường vai trò của tổ chức Công đoàn trong hoạt động CCHC; (iv) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn tại các đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ CCHC và cần có chính sách khen thưởng, khuyến khích đơn vị, cá nhân triển khai CCHC; (v) Tăng cường các biện pháp phối hợp, trao đổi với Công đoàn các cơ quan Tư pháp địa phương trong quá trình triển khai các nhiệm vụ CCHC được giao, về kết quả thu được, những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình triên khai các nhiệm vụ.
II. Về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
1. Trách nhiệm của Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
Chế độ thông tin, giao ban giữa Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, đại diện tổ chức Công đoàn và các tổ chức đoàn thể được thực hiện thường xuyên, định kỳ để nắm bắt tình hình, đánh giá và kiểm điểm việc chỉ đạo công tác của cơ quan, việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, đảm bảo công khai, dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ và của từng đơn vị thuộc Bộ.
Công đoàn Bộ đã kiến nghị với Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ quan tâm thực hiện và tích cực chỉ đạo lấy ý kiến của cán bộ, công chức trong Bộ đối với những vấn đề phải thông báo công khai và xin ý kiến theo đúng quy định của Quy chế dân chủ; tạo điều kiện cho Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Ban nữ công hoạt động tốt, góp phần động viên và phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức.
2 Phát huy các hình thức thực hiên dân chủ của cán bộ, công chức
Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức được tổ chức hàng năm đã đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Bộ, đề ra các biện pháp từng bước cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức trong cơ quan. Các báo cáo tại Hội nghị đều được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi của cán bộ, công chức trước khi được đưa ra thảo luận, biểu quyết tại Hội nghị. Sau Hội nghị, Nghị quyết của Hội nghị đã được nghiêm túc thực hiện.
Hội nghị cán bộ, công chức cơ quan Bộ Tư pháp thật sự là “diễn đàn” đối thoại giữa tập thể đoàn viên công đoàn với Lãnh đạo Bộ. Tại Hội nghị, các ý kiến đều đã được đoàn viên công đoàn trình bày thẳng thắn, mang tính xây dựng và đã được Lãnh đạo Bộ trả lời, tiếp thu và tổ chức thực hiện.
Ngoài ra, thông qua Hòm thư góp ý hoặc tại các buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ (hàng tháng, Lãnh đạo Bộ dành 1 ngày để tiếp cán bộ, công chức trong cơ quan Bộ, 3 tháng 1 lần, Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ họp liên tịch với lãnh đạo các đơn vị và người đứng đầu các tổ chức đoàn thể trong cơ quan)… BCH Công đoàn và đoàn viên công đoàn trong cơ quan Bộ đã trình bày tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đề xuất, cũng như nghe thông báo về tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác của Bộ, ngành; kiểm điểm việc thực hiện Quy chế làm việc của Bộ…
Công đoàn cơ quan Bộ đã tích cực cùng với Ban Thanh tra nhân dân tăng cường các hoạt động như: giám sát các kỳ thi tuyển dụng công chức, viên chức; các hoạt động mua sắm, thanh lý tài sản cơ quan, việc in ấn phát hành biểu mẫu…
Qua thực hiện Quy chế dân chủ, vai trò của các tổ chức đoàn thể ngày càng được nâng cao, đóng góp nhiều ý kiến xác đáng, thiết thực vào công tác quản lý, điều hành của Bộ và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của ngành.
3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng các Quy chế làm việc
Xác định việc thực hiện Quy chế dân chủ phải gắn với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, trong những năm qua, Công đoàn Bộ Tư pháp, cùng với các đơn vị trong ngành luôn chú trọng đến việc kiện toàn, củng cố tổ chức ngành và xây dựng các Quy chế làm việc để tạo nền nếp làm việc khoa học.
Để tạo cơ sở thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của các đơn vị,, từng đoàn viên Công đoàn, Tổ Công đoàn đã tích cực tham gia xây dựng và hoàn thiện các quy chế về chế độ làm việc, Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ.
Quy chế làm việc, Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại, tiếp tục sửa đổi Quy chế tiếp công dân, Quy chế chọn cử, quản lý cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng… của Bộ Tư pháp đã được lấy ý kiến, tham gia rộng rãi và thảo luận dân chủ trước khi trình Lãnh đạo Bộ xem xét.
4. Thực hiện dân chủ trong công tác cán bộ
Công đoàn Bộ đã tham gia tích cực các vấn đề trong công tác cán bộ, đảm bảo tính công khai, dân chủ. Những vấn đề này đều được sự thống nhất ý kiến trong Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ và thông báo công khai đến cán bộ, công chức theo quy định tại Quy chế dân chủ của cơ quan.
Việc tuyển dụng công chức cũng được thông báo rộng rãi, công khai và quá trình tổ chức thi tuyển được thực hiện nghiêm túc, dân chủ, khách quan và công bằng, theo đúng quy định của pháp luật.
Công tác quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo được tiến hành nghiêm túc, thực hiện đầy đủ các bước theo quy định, đảm bảo dân chủ, công khai, lấy ý kiến từ cơ sở, các cấp uỷ Đảng, đại diện các tổ chức quần chúng và bỏ phiếu kín trước khi tập thể Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.
Công đoàn Bộ tham gia các cuộc họp để xem xét, xử lý cán bộ, công chức một cách thận trọng, khách quan, bảo đảm dân chủ, có tác dụng răn đe, giáo dục chung.
Ngoài ra, Công đoàn Bộ Tư pháp còn đẩy mạnh việc thực hiện Quy chế dân chủ trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cơ quan như: Phát huy dân chủ trong công tác xây dựng pháp luật; phát huy dân chủ trong lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm và trong thi hành án dân sự…
Có thể khẳng định, việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cở sở tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, tạo khởi sắc trong không khí dân chủ của cơ quan, đơn vị. Quyền làm chủ, kiểm tra, giám sát của cán bộ, công chức được tăng cường, góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý, nâng cao trách nhiệm của cá nhân, đơn vị khi thực thi công vụ, chống tham những, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu cho nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành Tư pháp.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở vẫn tồn tại những hạn chế cần khắc phục trong năm 2007, cụ thể như: (i) Việc tham gia sửa đổi Quy chế dân chủ của Công đoàn Bộ còn chậm, trong khi đó, qua thực tiễn triển khai đã phát sinh những vấn đề bất cập như: chưa có cơ chế và phương thức để bảo đảm thực hiện có hiệu quả; chưa có các quy định nhằm tăng cường hơn nữa chức năng giám sát việc thực hiện Quy chế; (ii) Một bộ phận đoàn viên công đoàn chưa phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, chưa mạnh dạn trong việc tham gia ý kiến với Lãnh đạo Bộ, thủ trưởng các đơn vị về công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; (iii) Công đoàn Bộ chưa thực sự phát huy thế mạnh của mình trong việc đông viên, khích lệ thành viên của tổ chức mình tham gia ý kiến, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác; (iv) Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần phê và tự phê của một số đoàn viên công đoàn chưa cao, dẫn đến có những sai phạm chậm được phát hiện, xử lý; (v) Chưa phát huy mạnh mẽ vai trò của các Tổ Công đoàn, Ban Thanh tra nhân dân trong việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong Bộ xây dựng báo cáo kiểm điểm việc phối hợp thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan.
III. Về cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”
1. Cuộc vận động này bước đầu đã được triển khai, đánh giá kết quả thực hiện. Sau 2 đợt triển khai cuộc vận động, 08 đoàn viên Công đoàn cơ quan Bộ Tư pháp đã được Công đoàn viên chức Việt Nam tặng Bằng khen.
2. Có thể khằng định, trong những năm gần đây, đại đa số đoàn viên công đoàn cơ quan Bộ Tư pháp đã nỗ lực trong chuyên môn, nghiệp vụ, trong kỷ luật lao động và đã thu được những kết quả quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác của ngành Tư pháp.
3. Phối hợp với chính quyền “lồng ghép” cuộc vận động này với các hoạt động đánh giá, bình xét và đạo tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong cơ quan Bộ.
Song, qua thời gian thực hiện chương trình này, Công đoàn Bộ Tư pháp tồn tại những hạn chế như: (i) Chưa cụ thể hoá các tiêu chí đánh giá, gắn với đặc thù của cơ quan tư pháp; (ii) Chưa phát động sâu rộng trong toàn thể đoàn viên công đoàn và chưa thực hiện việc sơ kết, tổng kết để đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện; (iii) Chưa kịp thời biểu dương, nhân rộng điển hình tiên tiến trong cuộc vận động nên chưa tạo được không khí thi đua, phấn đấu trong đoàn viên công đoàn; (iv) Chưa có kế hoạch phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong cơ quan Bộ để triển khai cuộc vận động này.
Để thực hiện tốt chương trình hành động này, trong năm 2007, Công đoàn Bộ Tư pháp cần triển khai các giải pháp sau đây: (i) Xây dựng cụ thể tiêu chí đánh giá để làm căn cứ bình chọn, giới thiệu những đoàn viên công đoàn tiêu biểu; (ii) Phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể xây dựng và triển khai kế hoạch đến đoàn viên công đoàn nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; (iii) Biểu dương, khen thưởng kịp thời và nhân rộng những điển hình tiến tiến; (iv) Thường xuyên sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm và tăng cường hiệu quả của cuộc vận động, sao cho cuộc vận động thực sự trở thành một hoạt động sinh hoạt chính trị của đơn vị.
Có thể khẳng định, có được những kết quả đáng khích lệ nêu trên là do có sự chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi của Đảng uỷ, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, của Công đoàn Viên chức Việt Nam và sự phối hợp có hiệu quả của các đơn vị, các tổ chức đoàn thể quần chúng trong Bộ, đặc biệt là sự nỗ lực với ý thức trách nhiệm cao của tập thể đoàn viên Công đoàn cơ quan. Do vậy, sự tổng hoà các yếu tố trên sẽ là nền tảng, động lực quan trọng để Công đoàn Bộ Tư pháp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chương trình hành động trong năm 2007.