Thực tiễn cơ chế bảo đảm tiền vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa và giải pháp khắc phục
11/09/2008
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người . Các DNNVV bao gồm các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước và Luật Hợp tác xã, hoạt động theo nhiều loại hình doanh nghiệp, như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, công ty hợp danh.
Hoạt động đại diện cho nhà nước trong tương trợ tư pháp quốc tế của ngành Tư pháp: Ngày càng đáp ứng chủ trương cải cách tư pháp
10/09/2008
Kinh nghiệm và thực tiễn của nhiều nước trên thế giới cho thấy, lĩnh vực tương trợ tư pháp (TTTP) thường được đặt dưới sự điều hành của ngành Tư pháp mà đại diện là Bộ Tư pháp. Ngành Tư pháp nước ta thời gian qua cũng đã làm đại diện cho nhà nước trong rất nhiều uỷ thác tư pháp quốc tế. Và với việc ban hành Luật TTTP, trong đó giao Bộ Tư pháp làm cơ quan đầu mối ở TƯ về TTTP trong dân sự, chúng ta đang nỗ lực thực hiện chủ trương cải cách tư pháp đã được Bộ Chính trị thông qua tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005.
Công chức dự bị - nên hiểu như thế nào?
09/09/2008
Khái niệm, chế độ công chức dự bị lần đầu tiên được quy định trong Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 29/4/2003 (Pháp lệnh năm 2003). Qua hơn 5 năm triển khai thi hành Pháp lệnh, hiện vẫn còn không ít vướng mắc xung quanh những quy định về chế độ và cách hiểu khái niệm này.
Pháp luật và thực tiễn của Australia về hoà giải - một số kiến nghị áp dụng cho Việt Nam
08/09/2008
Chuyến khảo sát pháp luật và thực tiễn Australia về hoà giải ở cơ sở (12 – 21/8/2008) của đoàn cán bộ tư pháp do Thứ trưởng Đinh Trung Tụng dẫn đầu đã kết thúc tốt đẹp. Những kiến thức, tài liệu, sách báo thu nhận được từ các cuộc trao đổi, thảo luận với Bạn sẽ được Đoàn công tác và các cơ quan có liên quan của Việt Nam nghiên cứu cụ thể thêm, so sánh để vận dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu về hội nhập và duy trì được những giá trị bản địa truyền thống.
Những nội dung cơ bản của Dự thảo Luật Lý lịch tư pháp
05/09/2008
Nghị quyết số 11/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XII và năm 2008 đã đưa Luật Lý lịch tư pháp vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2008 (chương trình chính thức). Hiện nay, Bộ Tư pháp đã hoàn tất Dự án Luật này trình Chính phủ. Dự thảo Luật Lý lịch tư pháp quy định những vấn đề cơ bản về trình tự, thủ tục cung cấp thông tin lý lịch tư pháp, thiết lập Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.
Bộ Tư pháp được giao chuẩn bị văn bản hệ thống hóa, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
28/08/2008
“Nên giao cho Bộ Tư pháp chuẩn bị văn bản quy định cụ thể việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và hệ thống hóa, pháp điển hệ thống QPPL” – Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đề nghị. Hầu hết các thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong phiên thảo luận sáng ngày 27/8 đồng tình với đề nghị này.