Thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân: Công cụ xử phạt phải nghiêm minh
23/10/2008
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một chính sách mang tính xã hội rất cao, không vì mục tiêu lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức, quản lý, có ý nghĩa chia xẻ rủi ra, hỗ trợ quan trọng đối với những người không may lâm bệnh. Nhưng đến nay, chính sách này vẫn đang “ngẩn ngơ”, lạc lõng giữa dòng chảy của cuộc sống vì luật còn thiếu đầy đủ, thiếu sự hợp tác từ cộng đồng và thiếu cả tiếng nói chung của những người trong cuộc…
Đánh giá tác động văn bản và một số vấn đề về bảo đảm chất lượng
23/10/2008
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (Luật 2008) được Quốc hội Khoá XII, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008, với 12 Chương và 95 Điều, sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 01 năm 2009, ngoài việc kế thừa những quy định phù hợp của Luật 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung 2002, Luật 2008 quy định nhiều vấn đề mới được đúc rút từ thực tiễn thi hành pháp luật và kinh nghiệm học hỏi từ các nước có nền lập pháp lâu đời mà một trong những nội dung mới được quan tâm là đánh giá tác động văn bản.
Tuyên truyền mạnh nhưng phải dễ hiểu!
23/10/2008
Trong buổi hội thảo đóng góp ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT) tại Hà Nội, ngoài những vấn đề được coi là “sốt dẻo” của BHYT, các đại biểu còn quan tâm nhiều đến vấn đề tuyên truyền chính sách, pháp luật liên quan đến BHYT. GS.Nguyễn Lân Dũng – với tư cách là đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk – đã không khỏi băn khoăn khi nhận được câu hỏi từ một cử tri ở vùng đất đỏ bazan: “Tại sao tôi tham gia BHYT mà cả năm không nhận được viên thuốc nào?”.
Trọng tài viên thương mại người nước ngoài: Không có là thiếu!
23/10/2008
Yếu tố quan trọng nhất quyết định uy tín và hiệu quả hoạt động của các trung tâm trọng tài thương mại (TTTM) chính là các trọng tài viên (TTV). Vì thế, một vấn đề được quan tâm khi xây dựng dự án Luật TTTM là điều kiện, tiêu chuẩn của TTV, đặc biệt là khi pháp luật cho phép các bên tham gia thoả thuận trọng tài được quyền lựa chọn TTV.
Một số kinh nghiệm qua việc giải quyết khiếu nại của bà Phạm Thị Thanh Bình hiện đang công tác tại Phòng Công chứng số 1, tỉnh Bình Định
22/10/2008
Giải quyết khiếu nại là một vấn đề nổi cộm đang đặt ra với các cơ quan nhà nước. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải quyết triệt để một vụ việc khiếu nại ? Đây là một mục tiêu lý tưởng cho những người giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, phải phụ thuộc vào từng nội dung vụ việc cụ thể, nhưng theo chúng tôi: nếu có sự hoà giải giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại để người khiếu nại tự nguyện rút đơn khiếu nại thì mục tiêu lý tưởng nêu trên sẽ trở thành hiện thực. Sau đây, chúng tôi xin trình bày một vụ việc giải quyết khiếu nại của Thanh tra Bộ Tư pháp để chúng ta cùng tham khảo.
Áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự
21/10/2008
Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS) quy định thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm mở thừa kế theo Điều 633 Bộ luật Dân sự là thời điểm người có tài sản chết). Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế quy định tại điều này được coi là khá rõ ràng và phù hợp hơn so với quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995.