Một số điểm mới nổi bật Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các công việc cần triển khai 16/10/2017

Trợ giúp pháp lý (TGPL) là một chính sách bảo đảm quyền con người, quyền công dân và là một bộ phận của tổng thể các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, chính sách dân tộc và ưu đãi xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Nhiệm vụ này được giao cho Ngành Tư pháp triển khai từ năm 1997 theo Quyết định số 734/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Luật TGPL lần đầu tiên được Quốc hội ban hành vào năm 2006 và qua 10 năm triển khai đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng yếu thế. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, yêu cầu triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và nhiều đạo luật quan trọng mới được Quốc hội ban hành, tăng cường cải cách pháp luật, cải cách tư pháp và không còn nguồn hỗ trợ kinh phí từ các dự án quốc tế, do đó đã đặt ra yêu cầu điều chỉnh thể chế để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác TGPL.

Mười năm gia nhập WTO - thành tựu cơ bản, thách thức cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập toàn diện 02/10/2017

Tính từ khi tiến hành công cuộc đổi mới vào năm 1986, Việt Nam đã trải qua chặng đường dài với hàng loạt cải cách thể chế chuyển đổi đất nước từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các cải cách này bao gồm chủ yếu là các biện pháp từng bước loại bỏ hạn ngạch, kiểm soát giá hàng hóa và dịch vụ và đề xuất các công cụ quản lý kinh tế mang tính tôn trọng các quy luật của thị trường, tránh sự can thiệp mệnh lệnh hành chính của Nhà nước.

Khi các cơ quan Nhà nước là người không chấp hành án 02/10/2017

10 tháng năm 2017, số vụ việc thi hành án hành chính đạt thấp hơn so với cùng kỳ năm 2016, còn 113 việc (chiếm 43,23%) chưa thi hành được. Dư luận xã hội đang lo lắng, băn khoăn về tính nghiêm minh của kỷ cương phép nước bởi cơ quan Nhà nước phải là tổ chức cần phải nghiêm túc, gương mẫu nhất trong việc thực thi và chấp hành pháp luật.

Cần nhận diện đầy đủ về 'bức tranh' tham nhũng 25/09/2017

Ngày 20/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

Đơn giản hóa 7 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ 20/09/2017

Chính phủ vừa thông qua Nghị quyết số 90/NQ-CP của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo đó, nội dung đơn giản hóa của Nghị quyết trên liên quan đến 7 thủ tục hành chính trong hai lĩnh vực là: Sở hữu trí tuệ (2 thủ tục) và hoạt động khoa học và công nghệ (5 thủ tục).

Triển khai thi hành Bộ luật Hình sự 20/09/2017

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (Bộ luật Hình sự năm 2015) kịp thời, thống nhất và có hiệu quả.

Phân công soạn thảo văn bản quy định chi tiết 13 Luật, Nghị quyết 20/09/2017

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo 89 văn bản quy định chi tiết 13 Luật, Nghị quyết được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 3.

Triển khai Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 18/09/2017

Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, sáng 20/6/2017, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Trợ giúp pháp lý số 11/2017/QH14 với 100% số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành. Thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2017, theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, để triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý kịp thời, thống nhất và hiệu quả, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý. Ngày 12/9/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1355/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý (Kế hoạch). Theo đó, Kế hoạch đã xác định các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành, kết quả đầu ra và trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trên phạm vi cả nước, cụ thể như sau: