Quy định về đầu tư còn nhiều bất cập 29/06/2016

Nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập của Luật Đầu tư năm 2005, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; ngày 26/11/2014, Quốc hội thông qua Luật Đầu tư năm 2014 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015). So với Luật Đầu tư năm 2005, Luật Đầu tư năm 2014 có nhiều điểm mới[1], phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tạo cơ sở vững chắc cho Nhà nước quản lý hiệu quả hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, sau gần 01 năm triển khai thực hiện, Luật Đầu tư năm 2014 cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013 28/06/2016

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng đến quyền tư pháp và tổ chức thực hiện quyền tư pháp thông qua cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp, vì nhà nước hiện đại nào cũng phát sinh nhu cầu phải phán xử, xác định các hành vi, các quyết định của các chủ thể có phù hợp với quy định của pháp luật của nhà nước đó không. Trong cuốn "Tinh thần pháp luật" nổi tiếng của mình, Montesquieu đã viết: “Quyền tư pháp bao gồm xét xử hành vi vi phạm pháp luật để bảo đảm quyền tự do và quyền con người và do đó phải được trao cho một thiết chế riêng rẽ đó là Tòa án.”. Nên cách hiểu chung nhất hiện nay, Quyền tư pháp là một trong những quyền lực nhà nước được giao cho Tòa án thực hiện, bao gồm từ quyền phán quyết đối với các hành vi vi phạm pháp luật, kể cả vi phạm hiến pháp; xử lý các tranh chấp, xung đột về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ xã hội; công nhận giá trị pháp lý đối với các sự kiện, hành vi làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của cá nhân, cơ quan, tổ chức,…

Vai trò của việc đấu giá quyền sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay 23/06/2016

Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” (khoản 1 Điều 54). Theo đó, đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên, một loại tài sản - hàng hóa đặc biệt không do con người tạo ra, là tư liệu sản xuất, nguồn vốn quí giá của quốc gia và của người sử dụng đất. Thực tế đã chứng minh rằng: nguồn tài nguyên đất đã mang lại những lợi ích to lớn cho nhà nước, người sử dụng, doanh nghiệp và cho toàn xã hội. Trong đó, quan hệ đấu giá quyền sử dụng đất có vai trò vô cùng quan trọng cho sự ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng của nền kinh tế quốc dân được thể hiện trên những phương diện chủ yếu sau đây:

Thủ tục rút gọn theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 21/06/2016

Để thể chế hóa đường lối cải cách tư pháp về áp dụng thủ tục rút gọn đối với những vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng và cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 về việc Tòa án xét xử tập thể, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (viết tắt BLTTDS), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, mà trong đó, có quy định một chương riêng về giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn (TTRG). TTRG là thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến những vấn đề điều kiện áp dụng TTRG; thời điểm xác định áp dụng TTRG; chuyển từ TTRG sang thủ tục thông thường và vài kiến nghị xoay quanh những nội dung đề cập.