Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến BLDS để đồng bộ hệ thống pháp luậtBộ luật dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015) được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 với nhiều nội dung mới đã ghi nhận, bảo vệ tốt hơn các quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của người dân. Theo đó, cần hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để đồng bộ hệ thống pháp luật và thi hành BLDS.Về phạm vi tranh chấp được lựa chọn áp dụng cơ chế trọng tài
Khoản 1 Điều 14 BLDS năm 2015 quy định: "Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài”.
Tuy nhiên, Điều 2 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau: "1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; 2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; 3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài".
Như vậy, theo quy định mới của BLDS năm 2015 thì phạm vi các tranh chấp được giải quyết bằng phương thức trọng tài có tính chất "mở" hơn so với cách tiếp cận tại Điều 2 Luật trọng tài thương mại năm 2010.
Cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật trọng tài thương mại theo hướng bảo đảm quyền lựa chọn phương thức bảo vệ quyền dân sự của chủ thể thông qua việc làm rõ hơn thẩm quyền của trọng tài và những vụ việc trọng tài không có thẩm quyền giải quyết.
Về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
BLDS năm 2015, bên cạnh kế thừa quy định về mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự, đã bổ sung quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Tuy nhiên, một số VBQPPL hiện hành mới chỉ quy định về mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự trên cơ sở cụ thể hóa BLDS năm 2005 mà chưa có quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; do đó, thiếu căn cứ áp dụng để thực hiện, bảo vệ quyền của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trong việc xác định hiệu lực của giao dịch, hiệu lực của việc đại diện.
Ví dụ:
- Khoản 6 Điều 157 Luật nhà ở năm 2014 quy định: “Bên được ủy quyền quản lý nhà ở mất tích hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án”.
- Khoản 6, khoản 7 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2012 quy định: “6. Người lao động chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; 7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”.
- Khoản 3 Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó... Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn”.
- Khoản 3 Điều 13, điểm b khoản 2 Điều 15 Luật công chứng năm 2014 quy định: “Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”.
- Điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 36 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: “Mất năng lực hành vi dân sự, chết; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”...
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới VBQPPL hướng dẫn việc áp dụng pháp luật đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong quan hệ dân sự cụ thể.
Về quyền nhân thân
BLDS năm 2015 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về quyền nhân thân liên quan đến hộ tịch, xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong các quan hệ dân sự và cụ thể hóa cơ chế công nhận, tôn trọng, thực hiện, bảo vệ quyền. Trong đó, BLDS năm 2015 quy định cụ thể về các quyền: Quyền có họ, tên; Quyền thay đổi họ; Quyền thay đổi tên; Quyền xác định, xác định lại dân tộc; Quyền được khai sinh, khai tử; Quyền đối với quốc tịch; Quyền xác định lại giới tính...
Tuy nhiên, một số VBQPPL hiện hành được ban hành trên cơ sở cụ thể hóa quy định của BLDS năm 2005 nên chưa có hướng dẫn chi tiết đối với các nội dung mới của BLDS năm 2015.
Ví dụ:
- Luật nuôi con nuôi năm 2010 mới chỉ quy định: “Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi; việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó” (khoản 2 Điều 24); “Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi” (khoản 5 Điều 27) mà chưa quy định rõ những trường hợp nào được thay đổi họ, tên; ai là người có quyền yêu cầu lấy lại họ, tên của con nuôi khi việc nuôi con nuôi chấm dứt;
- Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch quy định: Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi thì phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”
- Khoản 3 Điều 24 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định: “Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi”. Quy định này phù hợp với quy định của BLDS năm 2015 về việc xác định dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi. Tuy nhiên, đối với trường hợp con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi, sau đó xác định được cha mẹ đẻ nhưng quan hệ nuôi con nuôi không có căn cứ để chấm dứt thì chưa có hướng dẫn về việc có cần xác định lại dân tộc của con nuôi hay không…
Cần rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới VBQPPL liên quan đến lĩnh vực hộ tịch để bảo đảm quy định thống nhất về thủ tục hộ tịch đối với quyền về họ, tên, dân tộc, xác định lại giới tính…
Về pháp nhân
a) Về phân loại pháp nhân
BLDS năm 2015 phân loại pháp nhân dựa trên mục đích thành lập, hoạt động của pháp nhân, theo đó, pháp nhân bao gồm hai loại là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại; pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
Tuy nhiên, các VBQPPL hiện hành chưa xác định rõ ràng tư cách pháp lý đối với tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp... Điều này đã và đang gây khó khăn cho các tổ chức này khi tham gia quan hệ dân sự.
Cần ban hành các quy định cụ thể tư cách pháp nhân của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp... trong VBQPPL có liên quan để tạo thuận lợi cho các tổ chức này tham gia quan hệ dân sự.
b) Về thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
Khoản 2 Điều 86 BLDS năm 2015 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký”.
Tuy nhiên, một số VBQPPL hiện hành chưa có sự thống nhất với quy định của BLDS năm 2015 về thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân. Ví dụ: theo quy định tại khoản 2 Điều 47, khoản 2 Điều 73, khoản 2 Điều 110, khoản 2 Điều 172 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Cần rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới VBQPPL liên quan pháp nhân để phù hợp với nguyên tắc chung về thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân trong BLDS năm 2015.
Về đại diện
Điều 136, Điều 137, Điều 138 BLDS năm 2015 sửa đổi, bổ sung quy định về đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền theo hướng:
- Sửa đổi quy định về người đại diện theo pháp luật của pháp nhân gồm có “người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án" (thay cho quy định “người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” của BLDS năm 2005);
- Quy định đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là đại diện theo ủy quyền (thay cho quy định đại diện đương nhiên "chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình; tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác" của BLDS năm 2005);
- Pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và pháp nhân có thể là người đại diện theo ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác.
Tuy nhiên, một số VBQPPL hiện hành được ban hành trên cơ sở cụ thể hóa quy định của BLDS năm 2005 nên chưa bảo đảm tính thống nhất với BLDS năm 2015.
Ví dụ:
- Khoản 6 Điều 4, khoản 2 Điều 74, khoản 2 Điều 120 Luật các tổ chức tín dụng quy định: "Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Thành viên của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm các cá nhân, hộ gia đình và các pháp nhân góp vốn khác.
Tổ chức tài chính vi mô phải duy trì tỷ lệ tổng dư nợ các khoản cấp tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ trong tổng dư nợ cấp tín dụng không thấp hơn tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định".
- Luật nhà ở năm 2014 và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở quy định “hộ gia đình” là đối tượng áp dụng của Luật và Nghị định và được tham gia vào các giao dịch mua, bán, cho thuê, tặng cho, thừa kế... nhưng chưa hướng dẫn về việc giao kết hợp đồng của hộ gia đình.
- Khoản 3 Điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định: "Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật...". Cụm từ "người khác" chưa có hướng dẫn về cách hiểu có bao gồm pháp nhân hay không.
- Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, Thông tư số 04/2008/TT-BKH ngày 9/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP và nhiều VBQQPL hiện hành đã và đang ghi nhận tổ vay vốn với nền tảng là mô hình tổ hợp tác. Các VBQPPL này ghi nhận tổ trưởng tổ hợp tác là người đại diện cho tổ trong các giao dịch...
Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới VBQPPL để hướng dẫn cụ thể cơ chế đại diện của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân theo hướng bảo đảm phù hợp với quy định mới của BLDS năm 2015.
Về thời hiệu
Về áp dụng thời hiệu, BLDS năm 2015 quy định Tòa án chỉ được áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc; người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Về các thời hiệu cụ thể, BLDS năm 2015 quy định:
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 02 năm đối với giao dịch vô hiệu tương đối (giao dịch vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; giao dịch vô hiệu do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; giao dịch vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; giao dịch vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức). Trường hợp này, hết thời hạn 02 năm mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự được xác định là có hiệu lực. Đối với giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội hay do giả tạo thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.
- Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng và thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế; thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Để đồng bộ với các quy định của BLDS năm 2015 về thời hiệu, Điều 184 và Điều 185 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định theo hướng các quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự.
Tuy nhiên, một số VBQPPL hiện hành chưa có sự thống nhất về cách tính thời hiệu với BLDS năm 2015.
Ví dụ:
- Điều 30 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: "Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp
- Điều 5 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2010 quy định: Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 02 năm kể từ ngày có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ...
Sửa đổi, bổ sung các luật liên quan về thời hiệu theo hướng không nên quy định về thời hiệu cụ thể trong các luật liên quan nhằm áp dụng chung quy định về thời hiệu của BLDS năm 2015; trường hợp luật liên quan có quy định về thời hiệu thì cần bảo đảm tính thống nhất về cách tính so với quy định của BLDS năm 2015.
Về hình thức sở hữu
BLDS năm 2015 ghi nhận trong quan hệ dân sự có 3 hình thức sở hữu bao gồm: sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung (bên cạnh đó, BLDS năm 2015 sử dụng thống nhất cụm từ “thuộc về Nhà nước
Tuy nhiên, một số VBQPPL hiện hành được ban hành trên cơ sở quy định có tính nguyên tắc của Hiến pháp năm 1992, BLDS năm 2005 nên chưa bảo đảm phù hợp với BLDS năm 2015. Ví dụ:
- Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 và Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 tiếp cận theo hướng về cơ bản đồng nhất tài sản thuộc sở hữu toàn dân là tài sản của nhà nước;
- Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10/4/2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước quy định "được xác lập quyền sở hữu nhà nước"…
Cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới VBQPPL liên quan sở hữu toàn dân để phù hợp với quy định của BLDS năm 2015.
Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến BLDS để đồng bộ hệ thống pháp luật
04/01/2017
Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015) được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 với nhiều nội dung mới đã ghi nhận, bảo vệ tốt hơn các quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của người dân. Theo đó, cần hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để đồng bộ hệ thống pháp luật và thi hành BLDS.
Về phạm vi tranh chấp được lựa chọn áp dụng cơ chế trọng tài
Khoản 1 Điều 14 BLDS năm 2015 quy định: "Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài”.
Tuy nhiên, Điều 2 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau: "1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; 2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; 3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài".
Như vậy, theo quy định mới của BLDS năm 2015 thì phạm vi các tranh chấp được giải quyết bằng phương thức trọng tài có tính chất "mở" hơn so với cách tiếp cận tại Điều 2 Luật trọng tài thương mại năm 2010.
Cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật trọng tài thương mại theo hướng bảo đảm quyền lựa chọn phương thức bảo vệ quyền dân sự của chủ thể thông qua việc làm rõ hơn thẩm quyền của trọng tài và những vụ việc trọng tài không có thẩm quyền giải quyết.
Về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
BLDS năm 2015, bên cạnh kế thừa quy định về mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự, đã bổ sung quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Tuy nhiên, một số VBQPPL hiện hành mới chỉ quy định về mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự trên cơ sở cụ thể hóa BLDS năm 2005 mà chưa có quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; do đó, thiếu căn cứ áp dụng để thực hiện, bảo vệ quyền của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trong việc xác định hiệu lực của giao dịch, hiệu lực của việc đại diện.
Ví dụ:
- Khoản 6 Điều 157 Luật nhà ở năm 2014 quy định: “Bên được ủy quyền quản lý nhà ở mất tích hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án”.
- Khoản 6, khoản 7 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2012 quy định: “6. Người lao động chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; 7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”.
- Khoản 3 Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó... Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn”.
- Khoản 3 Điều 13, điểm b khoản 2 Điều 15 Luật công chứng năm 2014 quy định: “Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”.
- Điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 36 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: “Mất năng lực hành vi dân sự, chết; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”...
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới VBQPPL hướng dẫn việc áp dụng pháp luật đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong quan hệ dân sự cụ thể.
Về quyền nhân thân
BLDS năm 2015 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về quyền nhân thân liên quan đến hộ tịch, xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong các quan hệ dân sự và cụ thể hóa cơ chế công nhận, tôn trọng, thực hiện, bảo vệ quyền. Trong đó, BLDS năm 2015 quy định cụ thể về các quyền: Quyền có họ, tên; Quyền thay đổi họ; Quyền thay đổi tên; Quyền xác định, xác định lại dân tộc; Quyền được khai sinh, khai tử; Quyền đối với quốc tịch; Quyền xác định lại giới tính...
Tuy nhiên, một số VBQPPL hiện hành được ban hành trên cơ sở cụ thể hóa quy định của BLDS năm 2005 nên chưa có hướng dẫn chi tiết đối với các nội dung mới của BLDS năm 2015.
Ví dụ:
- Luật nuôi con nuôi năm 2010 mới chỉ quy định: “Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi; việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó” (khoản 2 Điều 24); “Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi” (khoản 5 Điều 27) mà chưa quy định rõ những trường hợp nào được thay đổi họ, tên; ai là người có quyền yêu cầu lấy lại họ, tên của con nuôi khi việc nuôi con nuôi chấm dứt;
- Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch quy định: Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi thì phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.
- Khoản 3 Điều 24 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định: “Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi”. Quy định này phù hợp với quy định của BLDS năm 2015 về việc xác định dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi. Tuy nhiên, đối với trường hợp con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi, sau đó xác định được cha mẹ đẻ nhưng quan hệ nuôi con nuôi không có căn cứ để chấm dứt thì chưa có hướng dẫn về việc có cần xác định lại dân tộc của con nuôi hay không…
Cần rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới VBQPPL liên quan đến lĩnh vực hộ tịch để bảo đảm quy định thống nhất về thủ tục hộ tịch đối với quyền về họ, tên, dân tộc, xác định lại giới tính…
Về pháp nhân
a) Về phân loại pháp nhân
BLDS năm 2015 phân loại pháp nhân dựa trên mục đích thành lập, hoạt động của pháp nhân, theo đó, pháp nhân bao gồm hai loại là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại; pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
Tuy nhiên, các VBQPPL hiện hành chưa xác định rõ ràng tư cách pháp lý đối với tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp... Điều này đã và đang gây khó khăn cho các tổ chức này khi tham gia quan hệ dân sự.
Cần ban hành các quy định cụ thể tư cách pháp nhân của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp... trong VBQPPL có liên quan để tạo thuận lợi cho các tổ chức này tham gia quan hệ dân sự.
b) Về thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
Khoản 2 Điều 86 BLDS năm 2015 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký”.
Tuy nhiên, một số VBQPPL hiện hành chưa có sự thống nhất với quy định của BLDS năm 2015 về thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân. Ví dụ: theo quy định tại khoản 2 Điều 47, khoản 2 Điều 73, khoản 2 Điều 110, khoản 2 Điều 172 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Cần rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới VBQPPL liên quan pháp nhân để phù hợp với nguyên tắc chung về thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân trong BLDS năm 2015.
Về đại diện
Điều 136, Điều 137, Điều 138 BLDS năm 2015 sửa đổi, bổ sung quy định về đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền theo hướng:
- Sửa đổi quy định về người đại diện theo pháp luật của pháp nhân gồm có “người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án" (thay cho quy định “người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” của BLDS năm 2005);
- Quy định đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là đại diện theo ủy quyền (thay cho quy định đại diện đương nhiên "chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình; tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác" của BLDS năm 2005);
- Pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và pháp nhân có thể là người đại diện theo ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác.
Tuy nhiên, một số VBQPPL hiện hành được ban hành trên cơ sở cụ thể hóa quy định của BLDS năm 2005 nên chưa bảo đảm tính thống nhất với BLDS năm 2015.
Ví dụ:
- Khoản 6 Điều 4, khoản 2 Điều 74, khoản 2 Điều 120 Luật các tổ chức tín dụng quy định: "Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Thành viên của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm các cá nhân, hộ gia đình và các pháp nhân góp vốn khác.
Tổ chức tài chính vi mô phải duy trì tỷ lệ tổng dư nợ các khoản cấp tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ trong tổng dư nợ cấp tín dụng không thấp hơn tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định".
- Luật nhà ở năm 2014 và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở quy định “hộ gia đình” là đối tượng áp dụng của Luật và Nghị định và được tham gia vào các giao dịch mua, bán, cho thuê, tặng cho, thừa kế... nhưng chưa hướng dẫn về việc giao kết hợp đồng của hộ gia đình.
- Khoản 3 Điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định: "Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật...". Cụm từ "người khác" chưa có hướng dẫn về cách hiểu có bao gồm pháp nhân hay không.
- Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, Thông tư số 04/2008/TT-BKH ngày 9/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP và nhiều VBQQPL hiện hành đã và đang ghi nhận tổ vay vốn với nền tảng là mô hình tổ hợp tác. Các VBQPPL này ghi nhận tổ trưởng tổ hợp tác là người đại diện cho tổ trong các giao dịch...
Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới VBQPPL để hướng dẫn cụ thể cơ chế đại diện của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân theo hướng bảo đảm phù hợp với quy định mới của BLDS năm 2015.
Về thời hiệu
Về áp dụng thời hiệu, BLDS năm 2015 quy định Tòa án chỉ được áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc; người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Về các thời hiệu cụ thể, BLDS năm 2015 quy định:
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 02 năm đối với giao dịch vô hiệu tương đối (giao dịch vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; giao dịch vô hiệu do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; giao dịch vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; giao dịch vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức). Trường hợp này, hết thời hạn 02 năm mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự được xác định là có hiệu lực. Đối với giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội hay do giả tạo thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.
- Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng và thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế; thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Để đồng bộ với các quy định của BLDS năm 2015 về thời hiệu, Điều 184 và Điều 185 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định theo hướng các quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự.
Tuy nhiên, một số VBQPPL hiện hành chưa có sự thống nhất về cách tính thời hiệu với BLDS năm 2015.
Ví dụ:
- Điều 30 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: "Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp";
- Điều 5 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2010 quy định: Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 02 năm kể từ ngày có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ...
Sửa đổi, bổ sung các luật liên quan về thời hiệu theo hướng không nên quy định về thời hiệu cụ thể trong các luật liên quan nhằm áp dụng chung quy định về thời hiệu của BLDS năm 2015; trường hợp luật liên quan có quy định về thời hiệu thì cần bảo đảm tính thống nhất về cách tính so với quy định của BLDS năm 2015.
Về hình thức sở hữu
BLDS năm 2015 ghi nhận trong quan hệ dân sự có 3 hình thức sở hữu bao gồm: sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung (bên cạnh đó, BLDS năm 2015 sử dụng thống nhất cụm từ “thuộc về Nhà nước”).
Tuy nhiên, một số VBQPPL hiện hành được ban hành trên cơ sở quy định có tính nguyên tắc của Hiến pháp năm 1992, BLDS năm 2005 nên chưa bảo đảm phù hợp với BLDS năm 2015. Ví dụ:
- Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 và Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 tiếp cận theo hướng về cơ bản đồng nhất tài sản thuộc sở hữu toàn dân là tài sản của nhà nước;
- Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10/4/2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước quy định "được xác lập quyền sở hữu nhà nước"…
Cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới VBQPPL liên quan sở hữu toàn dân để phù hợp với quy định của BLDS năm 2015.