một là, người lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
hai là, người trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức cũng phạm tội này. Đối với hành vi thứ nhất điều chỉnh về hành vi vi phạm của người phạm tội là phù hợp với tên gọi của điều luật. Vì người sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm được thể hiện qua các hành động như lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc. Nhưng đối với hành vi thứ hai làchưa phù hợp với tên gọi của điều luật; vì người chứng kiến là người xem, người nhìn thấy việc trình diễn khiêu dâm; họ không thực hiện hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi để trình diễn khiêu dâm,mà họ xem, nhìn thấy là do có người khác sử dụng người dưới 16 tuổi để trình diễn khiêu dâm. Do vậy, giữa tên gọi của điều luật và nội dung của cấu thành tội phạm không đồng nhất với nhau, từ đó dẫn đến nội dung của cấu thành tội phạm và tên gọi của điều luật chưa thật sự phù hợp.
- Thứ hai, điều luật quy định, người chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm của người dưới 16 tuổi với mọi hình thức điều bị truy cứu trách nhiệm hình sự là không phù hợp. Bởi lẽ, việc chứng kiến được hiểu là nhìn thấy tận mắt sự kiện xảy ra
[1]. Như vậy, theo quy định của điều luật thì những người trực tiếp nhìn thấy việc trình diễn khiêu dâm của người dưới 16 tuổi đều phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong thực tế, việc trực tiếp nhìn thấy người trình diễn khiêu dâm có thể xảy ra nhiều trường hợp khác nhau, có người cố ý mong muốn được chứng kiến, có người vô ý chứng kiến… và thực tế có thể xảy ra các trường hợp một người chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm như sau:
- Trường hợp thứ nhất, cố ý muốn xem người khác trình diễn khiêu dâm. Trường hợp này người xem mong muốn được thấy người trình diễn khiêu dâm thông qua việc yêu cầu người “có trách nhiệm” cho họ xem các màn trình diễn khiêu dâm để thỏa mãn về sắc dục.
- Trường hợp thứ hại, người không có ý định xem người khác trình diễn khiêu dâm, nhưng vì lý do nào đó có người trình diễn khiêu dâm tại nơi họ đang có mặtvà họ tiếp tục xem màn trình diễn khiêu dâm đó vì tò mò.
- Trường hợp thứ ba, không có ý định xem người trình diễn khiêu dâm, nhưng khi có người trình diễn khiêu dâm và họ nhìn thấy và bỏ đi khỏi nơi có màn trình diễn khiêu dâm.
- Trường hợp thứ tư, không có ý định xem người trình diễn khiêu dâm, nhưng vô tình nhìn thấy người trình diễn khiêu dâm, vì lý do công việc làm ăn hay một lý do nào đó họ vẫn ở lại tại nơi trình diễn khiêu dâm, nhưng không tiếp tục xem màn trình diễn khiêu dâm đang diễn ra.
Như vậy, trong thực tếmột người chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm có thể xảy ra nhiều trường hợp khác nhau, có thể là họ mong muốn được xem hoặc họ không mong muốn được xem… Nhưng điều luật quy định việc trực tiếp chứng kiến người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự là không phù hợp.
Từ sự phân tích tính bất cập như trên của tội “Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm”, để đảm bảo quy định này được áp dụng thống nhất và phù hợp trong thực tiễn thì cần được sửa đổi, bổ sung lại cho phù hợp. Cụ thể như sau:
Một là, phải thay đổi tên gọi của điều luật để phù hợp với nội dung của cấu thành tội phạm, theo đó điều luật được sửa lại thành tội
“Sử dụng hoặc xem người dưới 16 tuổi trình diễn vì mục đích khiêu dâm”. Việc sửa đổi này đảm bảo được nội hàm của cấu thành tội phạm và tên gọi của điều luật được thống nhất, phù hợp với nhau.
Hai là, khoản 1 Điều 147 được sửa đổi lại theo hướng chỉ người nào cố ý xem người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, khoản 1 được quy định lại:
“1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm với nhu cầu thỏa mãn sắc dục, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.
Tóm lại, việc xác định nội hàm của một cấu thành tội phạm phải dựa trên nội hàm của tên gọi điều luật cụ thể. Nếu như tên gọi điều luật có nội hàm hẹp, nhưng nội dung cấu thành tội phạm có nội hàm rộng sẽ không phù hợp và tạo ra sự không đồng nhất trong quy định. Mặt khác, khi xác định một hành vi là tội phạm thì phải dựa trên tính phù hợp chung trong xã hội, nếu xác định không chính xác sẽ dẫn đến việc xử lý không nghiêm và gây bất bình trong nhân dân, làm cho mục đích phòng, chống tội phạm kém hiệu quả./.
Nguyễn Văn Lam
[1] Bộ giáo dục và đào tạo – Trung tâm ngôn ngữa và văn hóa Việt Nam,
Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên), Nxb Văn hóa – Thông tin, 1998, tr.415 .