Thị trường dịch vụ pháp lý và phát triển thị trường dịch vụ pháp lý
22/09/2021
Phát triển dịch vụ pháp lý, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường dịch vụ pháp lý là một trong các biện pháp góp phần quản trị rủi ro pháp lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, cũng như góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay còn thiếu quy định cụ thể về thị trường dịch vụ pháp lý và thiếu các cơ chế hữu hiệu để thúc đẩy thị trường dịch vụ pháp lý phát triển. Bài viết này sẽ tập trung nhận diện về dịch vụ pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý, cũng như làm rõ các định hướng về chính sách, đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật phát triển thị trường dịch vụ pháp lý trong thời gian tới.
Một số điểm mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
16/08/2021
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã được thay thế bằng Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế trong các văn bản mới đã khắc phục các hạn chế, vướng mắc và những bất cập trong thi hành XLVPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Bài viết này sẽ giới thiệu về các điểm mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Một số vấn đề đặt ra đối với công tác xuất bản theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
28/07/2021
Hoạt động xuất bản ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Đảng lãnh đạo công tác xuất bản không phải để hạn chế tự do và sức sáng tạo mà nhằm giúp xuất bản đi đúng hướng, hoàn thành tốt chức năng “là vũ khí xung kích trên mặt trận tư tưởng, lý luận và tổ chức”[1], góp phần tích cực vào nhiệm vụ tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hoá, xây dựng nền tảng tư tưởng, đạo đức, lối sống và nhân cách con người Việt Nam.
Cần huy động các nguồn lực cho công tác trợ giúp pháp lý
27/07/2021
Từ năm 2018 đến nay, thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL), Chính phủ đã đưa TGPL lồng ghép vào các chương trình xóa đói giảm nghèo để ưu tiên huy động nguồn lực cho công tác này. Tuy nhiên, kinh phí dành cho hoạt động này vẫn còn thấp so với yêu cầu thực tiễn đặt ra.