Bàn về nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; định giá, thẩm định giá trong BLTTDS năm 2015 02/10/2017

Mặc dù, Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015, không quy định cụ thể đương sự có quyền yêu cầu Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ cũng như định giá tài sản tranh chấp, nhưng tại khoản 2 của Điều này, quy định một trong những nghĩa vụ của đương sự là nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật. Tại Mục 2, Chương IX của Bộ luật này, quy định về các chi phí tố tụng khác, mà theo đó, các chi phí tố tụng khác bao gồm: Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, chi phí ủy thác tư pháp trong nước; chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; chi phí giám định; chi phí định giá tài sản; chi phí người làm chứng; chi phí cho người phiên dịch, luật sư; quy định cụ thể về chi phí tố tụng. (từ Điều 151 đến Điều 169 BLTTDS năm 2015).

Quy định của pháp luật về bản án, quyết định được thi hành và kinh nghiệm quốc tế có liên quan 28/09/2017

Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đã khẳng định: “Xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành” là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chiến lược cải cách tư pháp. Trên cơ sở đó, Hiến pháp năm 2013 cũng đã quy định: “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”[1].

Quy định “VKS hay CQĐT phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp bắt người khẩn cấp?” theo Luật TNBTNN năm 2017 25/09/2017

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2017 là hai luật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau đặc biệt là trong vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự, tuy nhiên trong thực tiễn hai luật này có nhiều quy định chồng chéo, khó thực hiện trong thực tiễn.

Một số suy nghĩ về quyền thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm 20/09/2017

Một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết số 42/2017/NQ14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 21/6/2017 chính là cách tiếp cận mới về quyền thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm[1]. Trước yêu cầu xử lý nợ xấu, khơi thông dòng chảy tín dụng, giải quyết nhanh bài toán phát mại tài sản, mà thực tế đang gặp nhiều rào cản, vướng mắc, chúng tôi có một số ý kiến về vấn đề nêu trên như sau: