Phát triển kinh tế tư nhân - Cần một hành lang pháp lý thông suốt cho một xu thế tất yếu trong thời kỳ mới! 12/10/2017

Sau hơn 30 năm đổi mới, kể từ Đại hội VI của Đảng, kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã ngày càng được coi trọng và khuyến khích phát triển. Từ chỗ chỉ được thừa nhận và cho phép tồn tại trong nền kinh tế nhiều thành phần (Đại hội VI-1986), đến nay, kinh tế tư nhân đã được coi là “một động lực quan trọng của nền kinh tế và là một xu thế tất yếu giúp Nhà nước thực thi nhiệm vụ kinh tế đã đề ra” (Đại hội XII - 2016). Đây là một bước tiến lớn về mặt nhận thức đối với kinh tế tư nhân. Từ chủ trương của Đảng và sự thể chế bằng pháp luật của Nhà nước; kinh tế tư nhân đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, phong trào khởi nghiệp như đã tạo ra một sự bứt phá. Chỉ tính riêng năm 2016, có hơn 110 nghìn doanh nghiệp mới được thành lập, cao nhất trong những năm qua. Kinh tế tư nhân sử dụng 85% lực lượng lao động trong nền kinh tế, có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003 - 2015 là 10,2%/năm, đóng góp khoảng 39 - 40% GDP của đất nước. Bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn. Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh. Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII ra đời chính là sự khẳng định sâu sắc hơn chủ trương đúng đắn đó của Đảng.

Cố ý gây thương tích cho người khác theo quy định của luật SĐBS BLHS năm 2015 và xác định đồng phạm 09/10/2017

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là trong những tội phạm xảy ra phổ biến ở nước ta, BLHS năm 2015 đã có nhiều quy định mới so với BLHS năm 1999, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau BLHS năm 2015 đã không thi hành trong thực tiễn, vì vậy Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS (Gọi tắt là BLHS sửa đổi năm 2017) đã có nhiều sửa đổi, bổ sung về tội phạm này, nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta hiện nay, tuy nhiên việc nghiên cứu yếu tố đồng phạm của Điều 134 tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người trong thực tiễn vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau.

Bàn về nguồn chứng cứ lời khai của người làm chứng 09/10/2017

Chứng cứ là một chế định trung tâm của Điểm neopháp luật tố tụng hình sự. Chứng cứ không chỉ đóng vai trò xác định sự thật khách quan của vụ án mà còn phản ánh bản thân quá trình xác định sự thật khách quan đó. Trong hoạt động tố tụng hình sự, các cơ quan tố tụng chỉ có thể xác định các tình tiết của vụ án bằng chứng cứ để từ đó có phương án giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, đồng thời loại trừ, phủ định các sự kiện, hiện tượng đã không xảy ra hoặc không liên quan đến vụ án.

Pháp luật về thương mại điện tử, một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện 09/10/2017

 Thương mại điện tử (TMĐT) về cơ bản là việc ứng dụng các phương tiện điện tử vào hoạt động kinh doanh, thương mại. Hiện nay, mạng lưới Internet phát triển và phổ cập rộng rãi, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh trực tuyến phát triển và mang lại cho chủ thể kinh doanh những giá trị và lợi ích to lớn. Chủ thể tham gia hoạt động TMĐT bên cạnh việc tuân thủ các quy định trực tiếp về TMĐT, còn phải thực hiện các quy định pháp luật liên quan khác như đầu tư kinh doanh, thương mại, dân sự. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về TMĐT trở nên cần thiết và cấp bách. Pháp luật về TMĐT được xem là công cụ pháp lý bảo vệ, định hướng chủ thể kinh doanh, tạo ra môi trường kinh doanh thông qua TMĐT an toàn.

Bàn về một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 05/10/2017

Chế định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định từ Điều 114 đến Điều 131, Chương thứ VIII Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 là cơ sở pháp lý quan trọng cho Toà án trong việc quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án. So với các biện pháp khác được Tòa án áp dụng trong quá trình tố tụng dân sự, biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) có những điểm khác biệt, vừa mang tính khẩn cấp, vừa mang tính tạm thời.

Một số suy nghĩ về thủ tục Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở 05/10/2017

Ở nước ta hiện nay có những hình thức hòa giải khác nhau: Hòa giải tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, hôn nhân và gia đình, hòa giải các tranh chấp về lao động, hòa giải bằng trọng tài thương mại, hòa giải bằng trung tâm hòa giải thương mại, hòa giải các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư thông qua hòa giải cơ sở, hòa giải của Ủy ban nhân dân cấp xã...