Thông tin các cơ quan nhà nước phải công khai theo quy định của Luật tiếp cận thông tin năm 2016 08/08/2018

Quyền tiếp cận thông tin là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân thuộc nhóm quyền dân sự - chính trị đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp quốc năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam là thành viên. Quyền tiếp cận thông tin tiếp tục được khẳng định trong nhiều điều ước quốc tế khác như Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng, Tuyên bố Rio về Môi trường và phát triển, Công ước UNECE về tiếp cận thông tin môi trường.

Kinh nghiệm trong tổ chức chính quyền tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt của một số quốc gia 02/08/2018

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và được cụ thể hóa trong Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015: “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về kinh tế - xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó”[1].

Luận bàn về phạm vi hòa giải ở cơ sở 01/08/2018

Hòa giải ở cơ sở là một truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, hoạt động vì mọi người trên nền tảng đạo đức xã hội và pháp luật, nhằm giải quyết các mẫu thuẫn, tranh chấp phát sinh từ cơ sở trên cơ sở tự nguyện của các bên, qua đó góp phần ổn định trât tự, an ninh từ cơ sở. Đây là hoạt động mang đậm tính nhân văn, đã được thể chế hóa thành pháp luật. Hiện nay, để điều chỉnh hoạt động này, Quốc Hội đã ban hành Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013. Luật này ra đời là một bước tiến quan trọng cho hoạt động hòa giải ở cơ sở, đó là hoạt động mà hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định.