Một số vấn đề về quyền nhân thân đối với hình ảnh1. Khái niệm quyền nhân thân đối với hình ảnh
Xã hội luôn nhìn nhận, đánh giá một cá nhân thông qua những thông tin, hình ảnh của cá nhân đó mà họ nhận được. Chính vì vậy, hình ảnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi cá nhân. Trong pháp luật hầu hết các nước phương Tây cũng như trong pháp luật Việt Nam đều đặt ra quyền của cá nhân đối với hình ảnh, theo đó, thừa nhận hình ảnh của cá nhân được bảo vệ dưới bất cứ hình thức nào, dù là tranh vẽ, ảnh chụp, ảnh quay phim... Tuy nhiên, pháp luật chỉ bảo vệ những hình ảnh mà thông qua việc xem hình đó, cá nhân xuất hiện trong hình có thể bị nhận dạng và người xem hình có thể xác định được cá nhân đó là ai. Không phải trong mọi trường hợp, hình ảnh của cá nhân phải có khuôn mặt và ghi rõ họ tên người trong ảnh thì mới nhận dạng được cá nhân đó.
Có thể thấy, hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có một quy định nào đưa ra định nghĩa về khái niệm quyền nhân thân đối với hình ảnh. Ngay cả trong Điều 32 BLDS năm 2015 quy định trực tiếp về quyền của cá nhân đối với hình ảnh cũng chỉ quy định chung chung “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình” mà không chỉ ra cụ thể quyền nhân thân đối với hình ảnh là gì. Tuy nhiên, qua nội dung của các điều luật có liên quan như Điều 25 hay Điều 32 BLDS năm 2015 thì có thể hiểu quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh là “quyền nhân thân gắn liền với cá nhân được pháp luật quy định và bảo vệ, liên quan đến việc sử dụng và cho phép sử dụng hình ảnh của chính cá nhân đó”.
2. Đặc điểm của quyền nhân thân đối với hình ảnh
Quyền nhân thân đối với hình ảnh là một trong những quyền nhân thân của cá nhân, do đó, quyền này mang đầy đủ các đặc điểm chung của quyền nhân thân. Bên cạnh đó, quyền nhân thân đối với hình ảnh cũng mang một số đặc điểm riêng biệt khác với các quyền nhân thân khác, cụ thể như sau:
Thứ nhất, quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân thuộc về cá nhân
Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền thuộc về cá nhân, mang tính chất cá nhân và luôn gắn với một cá nhân xác định. Điều đó có nghĩa là quyền này được ghi nhận và điều chỉnh trong pháp luật dân sự từ khi họ sinh ra và không thể bị trưng mua hay chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp khi cá nhân đó chết, quyền nhân thân này có thể được thực thi bởi những chủ thể khác theo quy định pháp luật. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng để phân biệt với một số quyền nhân thân thuộc về chủ thể khác không phải là cá nhân.
Trong xã hội, mỗi người có một hình dạng, đặc điểm, hình ảnh riêng. Dù trong một số trường hợp đặc biệt như đối với các cặp song sinh cùng trứng, hình ảnh của họ có thể giống nhau, nhưng xét về bản chất, đó hoàn toàn là hai hình ảnh của hai cá nhân khác nhau và mang những đặc trưng nhất định. Do đó, hình ảnh chỉ gắn liền và thuộc về một cá nhân xác định.
Thứ hai, quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền cá thể hóa cá nhân trong xã hội
Với đặc điểm nổi bật là sao chép lại và phản ánh đúng các đối tượng được thể hiện trong các hình thức nghệ thuật, thông qua việc nhìn vào những hình ảnh đó dù không ghi rõ tên tuổi, thông tin của người có trong ảnh nhưng người xem vẫn dễ dàng nhận diện được đối tượng được phản ánh trong ảnh là ai. Do đó, có thể khẳng định, hình ảnh là một trong các yếu tố có tính chất cá biệt hóa chủ thể và quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền cá thể hóa cá nhân.
Quyền cá thể hóa cá nhân trong xã hội là quyền nhân thân của cá nhân, trong đó, ghi nhận những đặc điểm riêng biệt của cá nhân như tên gọi, hình ảnh và các yếu tố lý lịch để phân biệt cá nhân này với các cá nhân khác. Trong xã hội, mỗi người có một tên gọi, hình ảnh và yếu tố lý lịch khác nhau như dân tộc, giới tính, quốc tịch, thông tin về khai sinh, khai tử, do đó, quyền cá biệt hoá chủ thể được xem là các công cụ cá biệt hoá khác nhau ở mỗi chủ thể, làm cho bản thân nhân thân cá nhân đó không thể bị lặp lại. Thông qua đó, chúng ta dễ dàng hình dung và phân biệt được chủ thể này với các chủ thể khác.
Quyền nhân thân đối với hình ảnh thuộc nhóm quyền tuyệt đối, biểu hiện bằng việc quyền này được bảo vệ một cách tuyệt đối trước sự xâm phạm của bất kỳ chủ thể khác và được bảo vệ theo yêu cầu của chủ thể quyền. Bất kỳ hành vi xâm phạm quyền nhân thân nào cũng phải chịu một trách nhiệm pháp lý. Việc cá biệt hóa chủ thể trong quan hệ pháp luật có ý nghĩa lớn trong việc xác định rõ quyền, nghĩa vụ của mỗi chủ thể cũng như trách nhiệm pháp lý của chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật dân sự nói riêng.
Thứ ba, hành vi xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh là hành vi tác động vào vật phẩm liên quan đến quyền
Vật phẩm liên quan đến quyền nhân thân đối với hình ảnh chính là hình ảnh của cá nhân đó. Khác với các quyền nhân thân khác, hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh là hành vi tác động trực tiếp vào vật phẩm liên quan đến quyền mà không phải tác động vào chủ thể. Hành vi xâm phạm đó có thể là hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân khi chưa có sự đồng ý của cá nhân đó hoặc hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân vì mục đích thương mại mà không trả thù lao cho người đó theo quy định,... Trong trường hợp hành vi xâm phạm có gây ra thiệt hại thì có thể khắc phục phần nào thiệt hại thông qua việc tác động đến hình ảnh bị xâm phạm đó. Tùy từng dạng hành vi xâm phạm khác nhau mà chủ thể có quyền bị xâm phạm hoặc người có hành vi xâm phạm có các cách tác động khác nhau, ví dụ: Tạp chí M có hành vi đăng ảnh cá nhân của A khi chưa có sự đồng ý của A, gây tổn thất về tinh thần cho A thì để khắc phục thiệt hại, M phải thu hồi lại cuốn tạp chí đó. Tuy nhiên, nếu hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh của A là hành vi nhãn hiệu B sử dụng hình ảnh của A làm poster quảng cáo khi chưa có sự xin phép, cách tác động nhằm khắc phục thiệt hại là gỡ bỏ poster quảng cáo đó. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận diện và chứng minh một hành vi được coi là hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh cũng như việc khôi phục lại các giá trị nhân thân bị xâm phạm. Khi nộp đơn yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ trước những hành vi xâm phạm quyền nhân thân của mình thì chủ thể quyền phải chỉ ra được hành vi đó đã trực tiếp xâm phạm đến quyền nhân thân đối với hình ảnh của mình.
Thứ tư, phương thức Nhà nước bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh là bảo vệ khi có yêu cầu
Nếu như đối với các quyền như quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể, quyền được bảo vệ nhân phẩm, quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình, trong trường hợp có hành vi xâm phạm quyền, Nhà nước sẽ chủ động can thiệp ngay cả khi không có yêu cầu, thì đối với quyền nhân thân đối với hình ảnh, Nhà nước chỉ can thiệp khi có yêu cầu của người có quyền bị xâm phạm hoặc của những người liên quan. Xuất phát từ lý do quyền nhân thân đối với hình ảnh có đặc điểm mang giá trị tinh thần, không trị giá được bằng tiền nên chủ thể có hình ảnh phải là người tự xác định và đánh giá xem hành vi tác động của chủ thể khác đối với hình ảnh của mình có xâm phạm đến quyền hay không. Chủ thể có quyền yêu cầu can thiệp có thể là cá nhân có quyền bị xâm phạm hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên... của người đó trong các trường hợp theo quy định của pháp luật.
Khi có yêu cầu bảo vệ, Nhà nước có thể thông qua cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân không gắn với tài sản
Hiện nay, liên quan đến việc xác định quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân có gắn với tài sản hay không, có 02 nhóm quan điểm khác nhau như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân không gắn với tài sản. Ngược lại, quan điểm thứ hai cho rằng, quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân gắn với tài sản.
Tác giả nhất trí với nhóm quan điểm thứ nhất. Lý do, một là, hình ảnh của cá nhân không phải là tài sản, mà thuộc về nhân thân của cá nhân đó. Quyền đối với hình ảnh thể hiện giá trị tinh thần của chủ thể đối với chính bản thân mình, luôn gắn với chính bản thân người đó và không dịch chuyển được sang chủ thể khác. Hai là, dựa vào căn cứ phát sinh quyền nhân thân đối với hình ảnh, đây là quyền được pháp luật công nhận vô điều kiện đối với mọi cá nhân, công nhận một cách bình đẳng, được bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm, không phụ thuộc vào bất cứ hoàn cảnh kinh tế, địa vị xã hội hay mức độ tài sản của người đó. Đối với các quyền nhân thân gắn với tài sản thì ngược lại, các quyền này chỉ được xác lập cùng với sự hình thành của một tài sản vô hình nhất định.
3. Một số điểm mới của BLDS năm 2015về quyền nhân thân đối với hình ảnh
Trong BLDS năm 2015, quyền của cá nhân đối với hình ảnh được quy định cụ thể tại Điều 32 và được thiết kế nằm trong Mục 2 Chương III của BLDS. Điều này thể hiện nội dung quyền của cá nhân đối với hình ảnh quy định trong BLDS năm 2015 được tiếp cận dưới góc độ chính là quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh.
Tiếp tục kế thừa và phát huy những nội dung tiến bộ của BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005, Điều 32 BLDS năm 2015 quy định:
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, nhìn vào quy định trên và so sánh với Điều 31 BLDS năm 2005, có thể thấy quy định này đã có một số điểm mới quan trọng như sau:
Thứ nhất, bổ sung nội dung quy định về việc phải trả thù lao cho người có hình ảnh nếu sử dụng hình ảnh vì mục đích thương mại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hiện nay rằng không phải trong mọi trường hợp ghi hình, phát tán, sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại, người có hình ảnh cũng đều phản đối việc người khác sử dụng hình ảnh của mình. Do đó, để bảo đảm quy định pháp luật sát với thực tế, bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của bên có hình ảnh cũng như bên có nhu cầu sử dụng hình ảnh, BLDS năm 2015 đã quy định “thoáng” hơn khi cho phép người sử dụng hình ảnh vì mục đích thương mại chỉ cần trả thù lao mà không cần phải xin phép người có hình ảnh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thứ hai, quy định rõ các trường hợp không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ khi sử dụng hình ảnh người đó, bao gồm: sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; sử dụng hình ảnh từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Thứ ba, thay đổi phạm vi những người có quyền đồng ý cho phép người khác sử dụng hình ảnh từ “cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người có hình ảnh” thành “người đại diện theo pháp luật của người có hình ảnh”.
Thứ tư, quy định trong mọi trường hợp sử dụng hình ảnh của người bị tuyên bố mất tích hoặc của người đã chết đều phải có sự đồng ý của vợ, chồng, con thành niên hoặc cha, mẹ của người đó, kể cả việc sử dụng đó vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng hoặc được sử dụng từ các hoạt động công cộng mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Thứ năm, quy định trực tiếp quyền của người có hình ảnh yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, ... ngay trong điều luật quy định về quyền đối với hình ảnh (cụ thể là tại Điều 32 BLDS năm 2015).
Như vậy, sự hình thành và phát triển quy định quyền nhân thân nói chung và quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh nói riêng trong pháp luật dân sự Việt Nam luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự hoàn thiện về tư tưởng lập pháp cũng như nhu cầu của con người về vấn đề bảo vệ quyền nhân thân. Việc pháp luật dân sự ngày càng quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt về quyền và bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động bảo vệ quyền này trong giai đoạn hiện nay.
Một số vấn đề về quyền nhân thân đối với hình ảnh
12/07/2019
1. Khái niệm quyền nhân thân đối với hình ảnh
Xã hội luôn nhìn nhận, đánh giá một cá nhân thông qua những thông tin, hình ảnh của cá nhân đó mà họ nhận được. Chính vì vậy, hình ảnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi cá nhân. Trong pháp luật hầu hết các nước phương Tây cũng như trong pháp luật Việt Nam đều đặt ra quyền của cá nhân đối với hình ảnh, theo đó, thừa nhận hình ảnh của cá nhân được bảo vệ dưới bất cứ hình thức nào, dù là tranh vẽ, ảnh chụp, ảnh quay phim... Tuy nhiên, pháp luật chỉ bảo vệ những hình ảnh mà thông qua việc xem hình đó, cá nhân xuất hiện trong hình có thể bị nhận dạng và người xem hình có thể xác định được cá nhân đó là ai. Không phải trong mọi trường hợp, hình ảnh của cá nhân phải có khuôn mặt và ghi rõ họ tên người trong ảnh thì mới nhận dạng được cá nhân đó.
Có thể thấy, hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có một quy định nào đưa ra định nghĩa về khái niệm quyền nhân thân đối với hình ảnh. Ngay cả trong Điều 32 BLDS năm 2015 quy định trực tiếp về quyền của cá nhân đối với hình ảnh cũng chỉ quy định chung chung “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình” mà không chỉ ra cụ thể quyền nhân thân đối với hình ảnh là gì. Tuy nhiên, qua nội dung của các điều luật có liên quan như Điều 25 hay Điều 32 BLDS năm 2015 thì có thể hiểu quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh là “quyền nhân thân gắn liền với cá nhân được pháp luật quy định và bảo vệ, liên quan đến việc sử dụng và cho phép sử dụng hình ảnh của chính cá nhân đó”.
2. Đặc điểm của quyền nhân thân đối với hình ảnh
Quyền nhân thân đối với hình ảnh là một trong những quyền nhân thân của cá nhân, do đó, quyền này mang đầy đủ các đặc điểm chung của quyền nhân thân. Bên cạnh đó, quyền nhân thân đối với hình ảnh cũng mang một số đặc điểm riêng biệt khác với các quyền nhân thân khác, cụ thể như sau:
Thứ nhất, quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân thuộc về cá nhân
Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền thuộc về cá nhân, mang tính chất cá nhân và luôn gắn với một cá nhân xác định. Điều đó có nghĩa là quyền này được ghi nhận và điều chỉnh trong pháp luật dân sự từ khi họ sinh ra và không thể bị trưng mua hay chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp khi cá nhân đó chết, quyền nhân thân này có thể được thực thi bởi những chủ thể khác theo quy định pháp luật. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng để phân biệt với một số quyền nhân thân thuộc về chủ thể khác không phải là cá nhân.
Trong xã hội, mỗi người có một hình dạng, đặc điểm, hình ảnh riêng. Dù trong một số trường hợp đặc biệt như đối với các cặp song sinh cùng trứng, hình ảnh của họ có thể giống nhau, nhưng xét về bản chất, đó hoàn toàn là hai hình ảnh của hai cá nhân khác nhau và mang những đặc trưng nhất định. Do đó, hình ảnh chỉ gắn liền và thuộc về một cá nhân xác định.
Thứ hai, quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền cá thể hóa cá nhân trong xã hội
Với đặc điểm nổi bật là sao chép lại và phản ánh đúng các đối tượng được thể hiện trong các hình thức nghệ thuật, thông qua việc nhìn vào những hình ảnh đó dù không ghi rõ tên tuổi, thông tin của người có trong ảnh nhưng người xem vẫn dễ dàng nhận diện được đối tượng được phản ánh trong ảnh là ai. Do đó, có thể khẳng định, hình ảnh là một trong các yếu tố có tính chất cá biệt hóa chủ thể và quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền cá thể hóa cá nhân.
Quyền cá thể hóa cá nhân trong xã hội là quyền nhân thân của cá nhân, trong đó, ghi nhận những đặc điểm riêng biệt của cá nhân như tên gọi, hình ảnh và các yếu tố lý lịch để phân biệt cá nhân này với các cá nhân khác. Trong xã hội, mỗi người có một tên gọi, hình ảnh và yếu tố lý lịch khác nhau như dân tộc, giới tính, quốc tịch, thông tin về khai sinh, khai tử, do đó, quyền cá biệt hoá chủ thể được xem là các công cụ cá biệt hoá khác nhau ở mỗi chủ thể, làm cho bản thân nhân thân cá nhân đó không thể bị lặp lại. Thông qua đó, chúng ta dễ dàng hình dung và phân biệt được chủ thể này với các chủ thể khác.
Quyền nhân thân đối với hình ảnh thuộc nhóm quyền tuyệt đối, biểu hiện bằng việc quyền này được bảo vệ một cách tuyệt đối trước sự xâm phạm của bất kỳ chủ thể khác và được bảo vệ theo yêu cầu của chủ thể quyền. Bất kỳ hành vi xâm phạm quyền nhân thân nào cũng phải chịu một trách nhiệm pháp lý. Việc cá biệt hóa chủ thể trong quan hệ pháp luật có ý nghĩa lớn trong việc xác định rõ quyền, nghĩa vụ của mỗi chủ thể cũng như trách nhiệm pháp lý của chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật dân sự nói riêng.
Thứ ba, hành vi xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh là hành vi tác động vào vật phẩm liên quan đến quyền
Vật phẩm liên quan đến quyền nhân thân đối với hình ảnh chính là hình ảnh của cá nhân đó. Khác với các quyền nhân thân khác, hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh là hành vi tác động trực tiếp vào vật phẩm liên quan đến quyền mà không phải tác động vào chủ thể. Hành vi xâm phạm đó có thể là hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân khi chưa có sự đồng ý của cá nhân đó hoặc hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân vì mục đích thương mại mà không trả thù lao cho người đó theo quy định,... Trong trường hợp hành vi xâm phạm có gây ra thiệt hại thì có thể khắc phục phần nào thiệt hại thông qua việc tác động đến hình ảnh bị xâm phạm đó. Tùy từng dạng hành vi xâm phạm khác nhau mà chủ thể có quyền bị xâm phạm hoặc người có hành vi xâm phạm có các cách tác động khác nhau, ví dụ: Tạp chí M có hành vi đăng ảnh cá nhân của A khi chưa có sự đồng ý của A, gây tổn thất về tinh thần cho A thì để khắc phục thiệt hại, M phải thu hồi lại cuốn tạp chí đó. Tuy nhiên, nếu hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh của A là hành vi nhãn hiệu B sử dụng hình ảnh của A làm poster quảng cáo khi chưa có sự xin phép, cách tác động nhằm khắc phục thiệt hại là gỡ bỏ poster quảng cáo đó. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận diện và chứng minh một hành vi được coi là hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh cũng như việc khôi phục lại các giá trị nhân thân bị xâm phạm. Khi nộp đơn yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ trước những hành vi xâm phạm quyền nhân thân của mình thì chủ thể quyền phải chỉ ra được hành vi đó đã trực tiếp xâm phạm đến quyền nhân thân đối với hình ảnh của mình.
Thứ tư, phương thức Nhà nước bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh là bảo vệ khi có yêu cầu
Nếu như đối với các quyền như quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể, quyền được bảo vệ nhân phẩm, quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình, trong trường hợp có hành vi xâm phạm quyền, Nhà nước sẽ chủ động can thiệp ngay cả khi không có yêu cầu, thì đối với quyền nhân thân đối với hình ảnh, Nhà nước chỉ can thiệp khi có yêu cầu của người có quyền bị xâm phạm hoặc của những người liên quan. Xuất phát từ lý do quyền nhân thân đối với hình ảnh có đặc điểm mang giá trị tinh thần, không trị giá được bằng tiền nên chủ thể có hình ảnh phải là người tự xác định và đánh giá xem hành vi tác động của chủ thể khác đối với hình ảnh của mình có xâm phạm đến quyền hay không. Chủ thể có quyền yêu cầu can thiệp có thể là cá nhân có quyền bị xâm phạm hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên... của người đó trong các trường hợp theo quy định của pháp luật.
Khi có yêu cầu bảo vệ, Nhà nước có thể thông qua cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân không gắn với tài sản
Hiện nay, liên quan đến việc xác định quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân có gắn với tài sản hay không, có 02 nhóm quan điểm khác nhau như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân không gắn với tài sản. Ngược lại, quan điểm thứ hai cho rằng, quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân gắn với tài sản.
Tác giả nhất trí với nhóm quan điểm thứ nhất. Lý do, một là, hình ảnh của cá nhân không phải là tài sản, mà thuộc về nhân thân của cá nhân đó. Quyền đối với hình ảnh thể hiện giá trị tinh thần của chủ thể đối với chính bản thân mình, luôn gắn với chính bản thân người đó và không dịch chuyển được sang chủ thể khác. Hai là, dựa vào căn cứ phát sinh quyền nhân thân đối với hình ảnh, đây là quyền được pháp luật công nhận vô điều kiện đối với mọi cá nhân, công nhận một cách bình đẳng, được bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm, không phụ thuộc vào bất cứ hoàn cảnh kinh tế, địa vị xã hội hay mức độ tài sản của người đó. Đối với các quyền nhân thân gắn với tài sản thì ngược lại, các quyền này chỉ được xác lập cùng với sự hình thành của một tài sản vô hình nhất định.
3. Một số điểm mới của BLDS năm 2015 về quyền nhân thân đối với hình ảnh
Trong BLDS năm 2015, quyền của cá nhân đối với hình ảnh được quy định cụ thể tại Điều 32 và được thiết kế nằm trong Mục 2 Chương III của BLDS. Điều này thể hiện nội dung quyền của cá nhân đối với hình ảnh quy định trong BLDS năm 2015 được tiếp cận dưới góc độ chính là quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh.
Tiếp tục kế thừa và phát huy những nội dung tiến bộ của BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005, Điều 32 BLDS năm 2015 quy định:
“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, nhìn vào quy định trên và so sánh với Điều 31 BLDS năm 2005, có thể thấy quy định này đã có một số điểm mới quan trọng như sau:
Thứ nhất, bổ sung nội dung quy định về việc phải trả thù lao cho người có hình ảnh nếu sử dụng hình ảnh vì mục đích thương mại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hiện nay rằng không phải trong mọi trường hợp ghi hình, phát tán, sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại, người có hình ảnh cũng đều phản đối việc người khác sử dụng hình ảnh của mình. Do đó, để bảo đảm quy định pháp luật sát với thực tế, bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của bên có hình ảnh cũng như bên có nhu cầu sử dụng hình ảnh, BLDS năm 2015 đã quy định “thoáng” hơn khi cho phép người sử dụng hình ảnh vì mục đích thương mại chỉ cần trả thù lao mà không cần phải xin phép người có hình ảnh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thứ hai, quy định rõ các trường hợp không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ khi sử dụng hình ảnh người đó, bao gồm: sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; sử dụng hình ảnh từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Thứ ba, thay đổi phạm vi những người có quyền đồng ý cho phép người khác sử dụng hình ảnh từ “cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người có hình ảnh” thành “người đại diện theo pháp luật của người có hình ảnh”.
Thứ tư, quy định trong mọi trường hợp sử dụng hình ảnh của người bị tuyên bố mất tích hoặc của người đã chết đều phải có sự đồng ý của vợ, chồng, con thành niên hoặc cha, mẹ của người đó, kể cả việc sử dụng đó vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng hoặc được sử dụng từ các hoạt động công cộng mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Thứ năm, quy định trực tiếp quyền của người có hình ảnh yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, ... ngay trong điều luật quy định về quyền đối với hình ảnh (cụ thể là tại Điều 32 BLDS năm 2015).
Như vậy, sự hình thành và phát triển quy định quyền nhân thân nói chung và quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh nói riêng trong pháp luật dân sự Việt Nam luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự hoàn thiện về tư tưởng lập pháp cũng như nhu cầu của con người về vấn đề bảo vệ quyền nhân thân. Việc pháp luật dân sự ngày càng quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt về quyền và bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động bảo vệ quyền này trong giai đoạn hiện nay.