Xử lý phương tiện giao thông VPHC bị tạm giữ, tịch thu là tài sản thế chấp tại tổ chức tín dụng 24/12/2018

Tạm giữ, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính là những biện pháp, chế tài áp dụng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 và Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC), tịch thu phương tiện vi phạm hành chính là một trong những hình thức xử phạt. Trong khi đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 119 Luật XLVPHC, tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính là một trong những biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Việc áp dụng các biện pháp, chế tài nêu trên đòi hỏi phải tuân theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Bàn về quy định xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia 18/12/2018

Với việc tham gia một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, Việt Nam đã bước vào kỷ nguyên của quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng. Trước những yêu cầu của bối cảnh mới, hoạt động xúc tiến thương mại cần được nâng cao cả về chất và lượng, triển khai phối hợp đa dạng với nhiều biện pháp cả trong nước lẫn ngoài nước, hướng tới mục tiêu tăng cường tối đa tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong công tác này. Trong đó, hoạt động xúc tiến thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.

Một vài nét sơ lược về quy định pháp luật hòa giải ở Việt Nam 05/12/2018

Thể chế hòa giải được hình thành dựa trên cở sở kinh tế, xã hội, cũng như xuất phát từ chính yêu cầu giải quyết mâu thuẫn của cuộc sống, cũng như xuất phát từ sự đoàn kết trong nhân dân, nó chịu sự tác động sâu sắc của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội đương thời[1]. Và để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, chế định hòa giải luôn được phát triển, hoàn thiệnqua mỗi thời đại, mỗi thể chế chính trị. Điều này được thể hiện khá rõ trong lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, cụ thể:

Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn - Quy định của pháp luật XLVPHC và pháp luật hình sự 27/11/2018

Hiện nay, Luật xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC) và Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) đều có quy định về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Bài viết tập trung phân tích để làm rõ sự giống nhau và khác nhau trong quy định của pháp luật về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn với tư cách là một biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Luật XLVPHC và với tư cách là một biện pháp giám sát, giáo dục theo quy định của Bộ luật hình sự trên các khía cạnh: Về đối tượng áp dụng; Về thời hạn và thẩm quyền áp dụng; Về nguyên tắc áp dụng; trình tự, thủ tục thi hành. Qua đó, tác giả đưa ra đề xuất, kiến nghị để tiếp tục có sự nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật trong việc quy định áp dụng biện pháp này.