Sáng kiến chiến lược, thành tựu hợp tác phát triển của IDLO và quyền lợi của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này 09/05/2009

Tiếp theo bài đã đăng về mục đích, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tổ chức quốc tế về Phát triển pháp luật (IDLO), chúng tôi xin giới thiệu bài tiếp theo về những sáng kiến chiến lược, thành tựu hợp tác phát triển của IDLO và quyền lợi của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này. Bài viết gồm 2 phần, Phần 1 trình bày các sáng kiến chiến lược và thành tựu hợp tác phát triển của IDLO; Phần 2 phân tích các quyền lợi của Việt Nam khi trở thành thành viên của tổ chức này. Bài viết sẽ bổ sung những thông tin cần thiết cho việc Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác pháp luật lâu dài, hiệu quả với tổ chức phát triển liên chính phủ quan trọng này.

Tác động của quá trình thực thi các cam kết trong WTO tới hệ thống pháp luật và tư pháp Trung Quốc 07/05/2009

Sau 15 năm đàm phán căng thẳng, Trung Quốc chính thức trở thành thành viên thứ 143 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11/12/2001. Kể từ khi gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này, đầu tư và thương mại của Trung Quốc đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng GDP bình quân mỗi năm đạt 9,5% (năm 2006 ước đạt 10,5%). Tính theo USD, GDP của Trung Quốc đã tăng gấp đôi, từ 1.325 tỷ USD năm 2001 lên 2.235 tỷ USD năm 2005. Trước đây, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới, sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã đứng hàng thứ ba. Trung Quốc cũng đã trở thành nước thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới.

Kinh nghiệm một số nước trong xử lý các tranh chấp thương mại quốc tế mà Chính phủ là một bên có liên quan 06/05/2009

Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đã đem lại sự tăng trưởng về thương mại quốc tế đáng kể trong những thập kỷ qua. Xu thế này được dự kiến phát triển trong ít nhất một vài thập kỷ của thế kỷ XXI. Tuy nhiên, các ý tưởng và nguyên tắc toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại không phải lúc nào cũng được chào đón và áp dụng một cách nhất quán, trung thực, công bằng ở mọi nơi, mọi chỗ và mọi hoàn cảnh, nhất là khi có người được và có người thua thiệt.

Sự ra đời của Liên đoàn Luật sư Viêt Nam: Bước ngoặt lịch sử của nghề luật sư 06/05/2009

Trưởng Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất (Đại hội) – Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường từng nhận định, sự ra đời của Liên đoàn luật sư (LĐLS) là bước ngoặt lịch sử trong sự phát triển của nghề LS Việt Nam. Trước thềm Đại hội, PLVN đã ghi nhận những kỳ vọng của giới LS trước bước ngoặt lịch sử này.

Phá thế độc quyền trong kinh doanh bưu chính viễn thông: Người dân được lợi 06/05/2009

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin trong thời gian gần đây đã đặt ra vấn đề cần phải xây dựng Luật điều chỉnh trong khi Pháp lệnh Bưu chính viễn thông đã lỗi thời.

Phân tích so sánh pháp luật về quyền tiếp cận thông tin của một số quốc gia trên thế giới 06/05/2009

Theo các cuộc khảo sát được tiến hành trong thời gian gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới đều thừa nhận rằng mọi cá nhân đều có quyền được tiếp cận thông tin do các cơ quan công quyền nắm giữ và việc ban hành một đạo luật để thực thi quyền này một cách hiệu quả trên thực tế là hoàn toàn phù hợp và cần thiết. Kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng rất nhiều nội dung của các đạo luật trong nước có những quy định tương đồng nhau như nguyên tắc bảo đảm tính công khai, nghĩa vụ đăng tải thông tin,… tuy nhiên các đạo luật của từng quốc gia cũng có những điểm khác biệt và đôi khi còn trái chiều nhau, đặc biệt về các quy định về khái niệm thông tin, phạm vi thẩm quyền, phạm vi miễn trừ hay các trường hợp ngoại lệ. Đồng thời, các cuộc khảo sát đó cũng đã tìm ra được những phương pháp tiếp cận đầy sáng tạo để đáp ứng với hoàn cảnh của từng quốc gia khác nhau.

Kinh nghiệm quản lý lý lịch tư pháp tại Thuỵ Điển 05/05/2009

Khái niệm “Lý lịch tư pháp” được sử dụng khác nhau theo cách gọi của mỗi nước (tiếng Anh là “criminal record”, tiếng Pháp là “casier judiciaire”) nhưng đều hàm chứa những nội dung tương tự là ghi nhận thông tin về các chế tài, hình phạt mà cơ quan có thẩm quyền tuyên xử đối với một cá nhân. Bài viết sau đây giới thiệu kinh nghiệm quản lý lý lịch tư pháp của Thuỵ Điển, một quốc gia Bắc Âu có hệ thống lý lịch tư pháp phát triển. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp một số thông tin tham khảo cho các nhà làm luật trong quá trình soạn thảo Luật Lý lịch tư pháp.

Công tác tổ chức Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất: Vệ tinh đã lên bệ phóng! 05/05/2009

Đó là khẳng định đầy sinh động của Chủ tịch Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc (HĐLT) LS.Lê Thúc Anh về công tác tổ chức Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất (ĐHĐBLSTQ), 10 ngày trước khi Đại hội thành lập Liên đoàn luật sư (LĐLS) Việt Nam diễn ra tại thủ đô Hà Nội.