Đề nghị tăng gấp đôi mức phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh: "Sáng kiến" vi hiến!
19/08/2009
Trong kế hoạch hướng dẫn Luật Giao thông đường bộ năm 2008, mới đây Bộ Giao thông vận tải đã gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (thay thế Nghị định 146/2007/NĐ-CP). Xét dưới góc độ xây dựng luật, đây cũng là một hoạt động bình thường theo đúng trình tự, thủ tục xây dựng VBQPPL theo luật định và sự việc cũng không có gì đáng nói nếu như trong dự thảo Nghị định không có một số điều khoản tương đối có... vấn đề.
Cần gấp rút ban hành Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp
17/08/2009
Trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, ngày 28/5/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2008/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, quy định các nội dung, hình thức và phương thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cần thiết để doanh nghiệp thực thi tốt pháp luật, hạn chế rủi ro pháp lý trong kinh doanh và tăng cường sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị định quy định hai phương thức hỗ trợ pháp lý của nhà nước đối với doanh nghiệp, đó là:
Học sinh, sinh viên sư phạm: Sẽ không còn được miễn học phí?
17/08/2009
Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi; “Siết chặt” đào tạo tiến sỹ; Được hưởng tín dụng ưu đãi thay vì miễn học phí: đây là ba vấn đề lớn nhất trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục được “mổ xẻ” trong ngày làm việc cuối cùng phiên họp thứ 22 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội diễn ra cuối tuần qua.
Hội đồng trọng tài: Được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
14/08/2009
Chiều qua 13/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án Luật Trọng tài. Một trong những nội dung được các thường vụ thảo luận sôi nổi là Hội đồng trọng tài có thể được áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong khi pháp luật hiện hành quy định thẩm quyền này chỉ có Tòa án.
Sửa đổi Luật Công đoàn: Cán bộ công đoàn cơ sở – cần lắm sự bảo vệ (Bài II)
13/08/2009
Ở nước ta hiện nay, quan hệ giữa công đoàn và các cấp quản lý là quan hệ đồng hành. Hai tổ chức này tuy khác nhau về chức năng, nhiệm vụ nhưng lại thống nhất về mục tiêu. Vì thế, mặc dù là tổ chức đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, nhưng nếu đứng ra tổ chức đình công thì cán bộ công đoàn lại thường cho đó là hành vi chống lại và sợ người sử dụng lao động xử phạt. Điều này càng rõ khi cán bộ công đoàn là người hưởng lương của chủ doanh nghiệp và pháp luật lại chưa có cơ chế gì để bảo vệ họ.