Năm 2009: Chưa bảo đảm mục tiêu an sinh xã hội
07/10/2009
Đây là nhận định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi thảo luận và cho ý kiến về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tình hình thu chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2009 và kế hoạch năm 2010.
Bảo hiến trên thế giới: Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nước
06/10/2009
Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và xã hội dân sự ở nước ta hiện nay, Việt Nam cũng đang xúc tiến xây dựng cơ chế phán quyết vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Vậy, đâu sẽ là mô hình mà Việt Nam có thể áp dụng? Điều này khó có thể khẳng định bởi căn cứ vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể mà mỗi nhà nước lại xác định cho mình một mô hình hay cơ chế bảo vệ hiến pháp phù hợp.
Chất lượng công tác văn bản của Bộ Tư pháp từ góc độ cán bộ: Người mới tăng một thì việc đã tăng hai (Bài I)
02/10/2009
Mới đây, Bộ Tư pháp đã tổ chức tọa đàm nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng công tác văn bản để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tựu trung ý kiến của các đại biểu tham dự tọa đàm cho thấy, sở dĩ chất lượng công tác văn bản của Bộ Tư pháp trong thời gian gần đây có nhiều biến động là do ảnh hưởng từ yếu tố nhân lực. Hay nói cách khác, chất lượng của hoạt động xây dựng văn bản đang chịu sự tác động ngược trở lại từ chính những yêu cầu khách quan, chủ quan của hoạt động này.
“Nhầm lẫn” theo Bộ luật Dân sự 2005: Xuất hiện không ít bất cập
30/09/2009
Chế định “nhầm lẫn” chính thức xuất hiện trong hệ thống pháp luật Việt Nam từ Pháp lệnh hợp đồng dân sự (hết hiệu lực năm 1996), tiếp đến là Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 1995 (hết hiệu lực năm 2006) và hiện nay là BLDS năm 2005. So với Pháp lệnh hợp đồng dân sự và BLDS 1995 về nhẫm lẫn, BLDS 2005 đã có sự sửa đổi. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng chế định này lại gây nên một số bất cập về khái niệm nhầm lẫn, nguyên nhân gây nhầm lẫn… rất cần phải sửa đổi trong thời gian tới.
Góp ý xây dựng Luật Thủ đô: Nên có mục riêng về quy hoạch
30/09/2009
Tại buổi họp góp ý cho dự án Luật Thủ đô mới đây, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội kiến nghị nên xây dựng một mục riêng về quy hoạch nhằm khắc phục khuyết điểm lớn của Pháp lệnh Thủ đô hiện hành vốn chỉ có một điều khoản.