Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người 07/07/2010

Thực hiện các quy định của Luật Bình đẳng giới về bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật, trong quá trình xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người, Bộ Tư pháp với tư cách là cơ quan chủ trì soạn thảo đã phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tổ chức một số hoạt động nghiên cứu, khảo sát, hội thảo, toạ đàm, tham vấn ý kiến của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân có quan tâm, qua đó đã xác định được những vấn đề giới và đề xuất những biện pháp bảo đảm lồng ghép bình đẳng giới trong dự thảo Luật.

Bàn về khái niệm giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật Việt Nam - nhìn từ giác độ đối tượng của hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm 07/07/2010

Có thể nói, vấn đề mà người có quyền trong các giao dịch dân sự quan tâm chính là khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự của người có nghĩa vụ. Do đó, các quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự ra đời trước hết là nhằm hướng đến mục tiêu bảo vệ bên có quyền trong sự ổn định và hài hoà các quan hệ dân sự. Ngoài ra, trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự còn có sự tác động trực tiếp, mạnh mẽ tới quyết định cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng.

Giải quyết khiếu nại hành chính: Cơ chế tài phán hành chính có ưu việt? 21/06/2010

Ở nước ta hiện nay, hoạt động giải quyết các khiếu nại và khiếu kiện hành chính đang được thực hiện bởi 2 cơ chế là hành chính và tư pháp. Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này, vài năm gần đây, Việt Nam đã nghiên cứu giải quyết bằng cơ chế tài phán hành chính (TPHC). Nhưng cơ chế TPHC có phải là giải pháp tối ưu?

Cơ chế bảo đảm thi hành luật thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm trong quá trình thực thi các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 08/06/2010

Những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã và đang tích cực tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh ấy, việc từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, cũng như pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói riêng là một yêu cầu tất yếu để nâng cao vai trò quản lý nhà nước và quản lý xã hội bằng pháp luật của Nhà nước ta, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.[1]

Đơn giản hoá thủ tục hành chính liên quan đến thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất 07/06/2010

Thực tiễn cho thấy, thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là giao dịch chủ yếu trong số các giao dịch mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện ở nước ta trong thời gian qua. Ngoài ra, theo khảo sát của IFC thì bất động sản là tài sản chủ yếu mà các ngân hàng Việt Nam lựa chọn để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ vay (hiện chiếm khoảng 80%). Do vậy, việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các quyền dân sự và giúp môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước thực sự thông thoáng, hiệu quả

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh: Không thực hiện được phải quy rõ trách nhiệm 07/06/2010

Chất lượng công tác xây dựng pháp luật, trách nhiệm khi không thực hiện được chương trình đã đăng ký, tư tưởng “đăng ký cho có”... là những vấn đề được nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đưa ra sáng ngày 4/6 khi thảo luận tại Tổ về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011

Luật sư công trợ giúp pháp lý: Tại sao không? 30/03/2010

Ở thời điểm này khi dịch vụ pháp lý của luật sư (LS) đã dần trở nên quen thuộc với người dân, nên chăng Việt Nam cũng cần tính đến việc xây dựng đội ngũ LS công trợ giúp pháp lý (TGPL).