Kinh nghiệm giám sát xã hội đối với hoạt động bảo vệ môi trường ở một số quốc gia trên thế giới 11/08/2014

1. Khái quát
Giám sát xã hội đối với hoạt động bảo vệ môi trường ở nhiều quốc gia phát triển là một trong những hoạt động khá có bề dày lịch sử. Hoạt động này gắn liền với sự xuất hiện các hội và phong trào bảo vệ môi trường từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 ở các quốc gia phát triển (nhất là các quốc gia đang tiến hành mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và đang gặp nhiều vấn đề về môi trường như Anh, Mỹ v.v.).

Bàn về một số căn cứ thiết kế tổ chức chính quyền ở đô thị khác với tổ chức chính quyền ở nông thôn 08/08/2014

Căn cứ thiết kế mô hình tổ chức chính quyền ở khu vực đô thị khác với mô hình tổ chức chính quyền ở khu vực nông thôn là vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh luận mà trong quá trình nghiên cứu, góp ý sửa đổi, bổ sung Hiến pháp vừa qua được nhiều chuyên gia, nhà hoạt động thực tiễn, các đại biểu Quốc hội đề cập.  Bài viết này xin tham gia thêm ý kiến xoay quanh vấn đề này trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà hoạt động thực tiễn, đề xuất của một số thành phố về việc triển khai mô hình chính quyền đô thị.

Người đứng đầu cơ quan trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân: Quy định mới và trách nhiệm của đội ngũ công chức tham mưu 06/08/2014

Tiếp công dân để lắng nghe, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân là công việc quan trọng, luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Luật tiếp công dân vừa có hiệu lực ngày 01/7/2014 và Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân là những cơ sở pháp lý quan trọng quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân.

Bàn về cách ghi tên cơ quan ban hành văn bản trong các biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính 17/07/2014

Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) nói chung và xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) nói riêng là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính của Nhà nước. Đây cũng là vấn đề trực tiếp liên quan đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm.

Một vài ý kiến về nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý của Luật sư 15/07/2014

Sự ra đời của Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý trong việc quy định trách nhiệm, vai trò của đội ngũ Luật sư trong công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) miễn phí cho các đối tượng theo quy định của pháp luật. Với ý nghĩa đó, trong những năm qua, thông qua hoạt động nghề nghiệp của mình, các Luật sư đã tích cực tham gia vào hoạt động trợ giúp pháp lý và bước đầu đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận (tỷ lệ vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng của luật sư chiếm hơn 40%/tổng số vụ việc), kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng là người nghèo, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng yếu thế khác trong xã hội.

Đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật - Một số vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng dự án Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 07/07/2014

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật lần đầu được Quốc hội ban hành năm 1996, được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2002 và đến ngày 03/6/2008, trên cơ sở sửa đổi, bổ sung toàn diện, Quốc hội đã ban hành Luật mới. Bên cạnh đó, để tạo cơ sở pháp lý cho việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương, ngày 03/12/2004, Quốc hội đã ban hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.

Một vài suy ngẫm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 03/07/2014

Trong thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực của pháp luật, hiệu quả quản lý của Nhà nước, từng bước góp phần xây dựng công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Tuy nhiên, hiện nay công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đang bộc lộ một số tồn tại, dẫn đến trình độ nhận thức pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân còn hạn chế.