Lục Ngạn, Bắc Giang thực hiện có hiệu quả giai đoạn 1 Đề án 4

09/06/2008

Thực hiện Quyết định số 28/2006/QĐ-TTg, ngày 28/01/2006  của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010; Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX), Kế hoạch số 52/KH-TU ngày 01/ 02/ 2004 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Thực hiện Kế hoạch số 497/KH-CT ngày 12/ 4/ 2005 của UBND tỉnh và Kế hoạch số 26/KH-TP ngày 28/ 4/ 2005 của Sở Tư pháp Bắc Giang về việc triển khai xây dựng kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2005 – 2010. UBND huyện Lục Ngạn đã ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 4  theo Quyết định số 28/2006/QĐ-TTg –Chương trình 212 và xây dựng Kế hoạch chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân đến các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn trong huyện; Thường xuyên kiện toàn Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL huyện, đồng thời đã chỉ đạo củng cố, duy trì đội ngũ báo cáo viên pháp luật của huyện, đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở, Hội đồng PHCTPBGDPL các xã, thị trấn từng bước đi vào hoạt động nề nếp đạt hiệu quả.

           Phòng Tư pháp đã tham mưu cho UBND huyện thành lập, củng cố, kiện toàn Hội đồng PHCTPBGDPL huyện gồm 18 đồng chí trong đó Phó Chủ tịch UBND Huyện làm Chủ tịch Hội đồng, Trưởng Phòng Tư pháp làm Phó Chủ tịch Hội đồng, củng cố đội ngũ báo cáo viên pháp luật của huyện gồm 28 đồng chí đại diện cho các cơ quan và một số xã, đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cơ sở gồm 280 thành viên, 30/30 xã có hội đồng PHCTPBGDPL các xã, thị trấn với 246 thành viên  và 399 tổ hoà giải với 2.136 thành viên đã đi vào hoạt động ổn định có hiệu quả.

Qua hai năm thực hiện Đề án 4, toàn huyện đã cung cấp trên 45.000 tờ rơi, bản tài liệu tuyên truyền các văn bản pháp luật mới ban hành, gắn liền, mật thiết với đời sống hàng ngày của nhân dân như: Luật Khiếu nại tố cáo, Luật đất đai, pháp luật về phòng chống ma tuý, mại dâm AIDS, Bộ luật dân sự, Luật Hôn nhân gia đình, luật Phòng chống tham nhũng, luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về Đăng ký và quản lý hộ tịch, các văn bản về lĩnh vực công chứng, chứng thực...cấp cho 30 xã thị trấn làm tài liệu tuyên truyền đến nhân dân qua hệ thống truyền thanh cơ sở, điểm bưu điện, nhà văn hoá thôn.. cấp phát 6.720 cuốn sách pháp luật cho 30 tủ sách pháp luật các xã, thị trấn, cấp 720 cuốn thông tin phòng chống ma tuý, 210 cuốn hỏi đáp về pháp luật  phòng chống ma tuý, 16.251 tờ rơi có nội dung tuyên truyền cho các cơ sở trường học; tuyên truyền vận động được 12.031 lượt người ký cam kết không vận chuyển, sản xuất, buôn bán và đốt pháo nổ; 12.031 lượt người ký cam kết không vi phạm hành lang ATGT đường bộ.

 Thành lập và duy trì hoạt động ổn định, hiệu quả 16 Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, Câu lạc bộ tuổi trẻ phòng chống tội phạm tại các xã, thị trấn. Phối hợp với Trung tâm TGPL tỉnh tổ chức 24 hội nghị tuyên truyền pháp luật, TGPL về Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và pháp luật về phòng chống tội phạm, pháp luật về phòng chống ma tuý, mại dâm ... với trên 3.000 đại biểu tham dự. Tổ chức Trợ giúp pháp lý tại trụ sở cho 218 trường hợp với các nội dung trợ giúp chủ yếu liên quan đến các lĩnh vực đất đai, thi hành án, dân sự, hộ tịch...

Thường xuyên nâng cao vai trò, tinh thần trách nhiệm của cán bộ trong ngành tư pháp, xây dựng được đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, tư tưởng lập trường vững vàng, chất lượng công tác xét xử và thi hành án đã được nâng lên rõ rệt, các hoạt động xét xử công khai, dân chủ đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai, hạn chế án tồn đọng, kéo dài. Tổ chức xét xử 18 vụ án lưu động ở các xã để tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân.

Tổ chức 32 Hội nghị tuyên truyền lồng ghép Nghị quyết Đại hội đảng các cấp; biên soạn 86 Kế hoạch, bản tin tuyên truyền các Nghị quyết của Đảng cấp phát cho các cơ quan, đơn vị và các chi, đảng bộ cơ sở.

PBGDPL thông qua các Hội nghị, lớp tập huấn được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Phòng Tư pháp tổ chức 4 lớp tập huấn về công tác tuyên truyền PBGDPL cho lãnh đạo, cán bộ tư pháp hộ tịch, công an, mặt trận...các xã, thị trấn; tổ chức 16 Hội nghị tuyên truyền về Bộ luật Dân sự, Luật Giao thông đường bộ, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ Luật Lao động, Luật công đoàn, Luật khiếu nại tố cáo, Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng chống ma tuý, Pháp lệnh dân số và các văn bản pháp luật mới do Chính phủ, tỉnh, huyện ban hành cho các cán bộ, công chức trong huyện, lãnh đạo, cán bộ chuyên môn các xã, thị trấn; Công an huyện đã phối hợp Phòng tư pháp, UBND các xã, thị trấn tổ chức được 23 hội nghị tuyên truyền, PBGDPL về Bộ Luật hình sự, Luật Công an nhân dân, Luật phòng chống ma tuý, pháp luật về an toàn giao thông đường bộ...cho lãnh đạo, cán bộ tư pháp hộ tịch, lực lượng công an... các xã, thị trấn với trên 1.700 đại biểu tham dự từ đó đã nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Phối hợp với UBND các xã xây dựng được 17 Câu lạc bộ "Thanh niên phòng chống tệ nạn xã hội" có 1.421 hội viên tham gia; 24 Câu lạc bộ " Tuổi trẻ với pháp luật" có 470 thành viên tham gia; 29 Đội thanh niên xung kích có 250 đội viên tham gia.

 Công tác phối hợp giữa cơ quan tư pháp và các xã, thị trấn trong việc PBGDPL cho cán bộ và nhân dân cơ sở được quan tâm, chú ý. UBND các xã thị trấn đã phối hợp với Phòng Tư pháp, Công an huyện... tích cực tuyên truyền, PBGDPL cho cán bộ và nhân dân bằng nhiều hình thức như thành lập các câu lạc bộ TGPL, CLB tuổi trẻ phòng chống tội phạm, CLB Thanh niên phòng chống tệ nạn xã hội, mở hội nghị, lồng ghép qua các hội nghị của ban, ngành, đoàn thể, soạn tin bài tuyên truyền, phát tờ rơi, phát thanh, truyền thanh cơ sở…đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân địa phương. Cụ thể 30 xã, thị trấn đã mở được 345 hội nghị, 5.543 lượt phát trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa đài truyền thanh cơ sở, cấp hàng nghìn tờ rơi. Nội dung tuyên truyền chủ yếu về Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ Luật hình sự, Pháp lệnh Dân số, Luật phòng, chống ma tuý, pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT… Các tổ hoà giải với 2.142 thành viên đã đi vào hoạt động ổn định, có hiệu quả, mỗi năm hoà giải thành hàng nghìn vụ việc mâu thuẫn nhỏ trong nhân dân. Các tủ sách pháp luật với gần 300 đầu sách pháp luật các loại đã phục vụ khá đầy đủ nhu cầu tìm hiểu, mượn và đọc sách cho cán bộ và nhân dân địa phương, việc luân chuyển sách từ tủ sách đến điểm bưu điện văn hoá xã được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả.

Hà Thanh Thuỷ