Huyện Điện Biên phát huy hiệu quả xây dựng quản lý tủ sách pháp luật xã, thị trấn trên địa bàn

06/05/2008
Huyện Điện Biên là huyện miền núi được chia tách ra thành hai huyện, hiện nay huyện có 19/19 xã, thị trấn, không những bây giờ, mà cũng như trước đây chưa chia tách huyện, thành lập huyện mới là Điện Biên đông. Huyện Điện Biên trong điều kiện địa hình chia cắt, khó khăn không được thuận tiện, đường xá giao thông chắc trở. Đời sông phần lớn đồng bào còn nghèo, về trình độ dân trí còn thấp, nhận thức không đồng đều, song phong tục, tập quán của đồng bào còn lạc hậu ở một huyện miền núi này, cùng với việc tiếp cận các thông tin, văn hoá còn chưa được thuận lợi.

Từ những vấn đề đó: Việc chấp hành pháp luật trên các lĩnh vực còn gặp không ít những khó khăn phức tạp.

Thấy được  những điều kiện trên, nhiều năm qua cấp Uỷ, Chính quyền huyện Điện Biên, đã dành nguồn kinh phí cho công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước đến với đồng bào các dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó có một  đội ngũ đủ sức cáng đáng công việc này đến các cơ sở. Ngành Tư pháp huyện đã chọn cử cán bộ và bố trí kinh phí cho cán bộ đi học các lớp chuyên ngành  như học đại học và cao học. Các báo cáo viên, tuyên truyền viên được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ, chuyên môn. Cơ quan Tư pháp mời các chuyên gia cấp tỉnh làm báo cáo viên mở các lớp tập huấn, trong đó có thính giảng là những người có am hiểu về xã hội, có kiến thức về pháp luật, để giải đáp và trả lời những vấn đề thắc mắc, câu hỏi trong tranh luận thực tế, các trường hợp có liên quan đến việc thực thi pháp luật ở địa bàn. Ngoài ra huyện còn tổ chức các hội nghị chuyên đề, hay các cuộc thi tìm hiểu pháp luật qua  sân khấu hoá và công tác xây dựng Tủ sách pháp luật tại 19/19 xã, thị trấn và ở các cơ quan, đơn vị trong huyện. Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, không chỉ thông qua các lớp tập huấn có kế hoạch cụ thể, mà còn thông qua các hình thức thuận tiện để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu, đông đảo của đồng bào trong đó có cán bộ, công nhân viên chức, cơ quan, đơn vị, nhân dân ở thôn, bản.

Có thể thấy đó là từ năm 1998 đến năm 1999 huyện Điện Biên bắt đầu hình thành Tủ sách pháp luật với việc đầu tư hàng 100.000.000 đồng, để xây dựng và trang bị cho Tủ sách các xã, thị trấn, cơ quan,đơn vị ... hiện nay hàng năm Tủ sách được bổ sung đều dặn, mỗi Tủ sách có từ 50 đến 70 đầu sách báo, tạp chi các loại ( chưa kể các tạp chí chuyên đề khác ) Tủ sách được đặt tại trụ sở UBND xã, thị trấn để thuận tiện cho mọi người đến tìm hiểu và đọc. Những năm gần đây, hàng năm mặc dù nguồn kinh phí có eo hẹp, huyện vẫn không quên việc bổ sung kinh phí ( gần chục triệu đồng) để mua sắm, sách báo, tài liệu trang bị cho Tủ sách pháp luật, cùng với các tài liệu từ các phòng chuyên môn trên sở cấp xuống cho cơ sở, quản lý, sử dụng, khai thác có hiệu quả. Đồng chí. Nguyễn thị Hằng,  phó trưởng phòng Tư pháp huyện Điện Biên cho biết: Thừa nhận được sự quan tâm của cấp Uỷ, Chính quyền cùng sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, cùng với sự tham gia đóng góp của nhiều người nên công tác này đã có chuyển biến tích cực. Chưa kể đội ngũ làm công tác báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ngày càng được chuẩn  hoá nâng cao được chuyên môn đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đại học, trung cấp. Từ khi tách huyện ( 15/10/1995) đến nay công tác này được tăng cường, huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát về công tác quản lý và sử dụng khai thác Tủ sách pháp luật. Ở nơi nào Tủ sách không phát huy được hiệu quả, hoặc ít người đến  tìm hiểu, thì có những biện pháp, hình thức tuyên truyền phổ biến cho nhân dân, làm sao thu hút, hướng dẫn người đọc.

Từ việc tính hiệu quả của  công tác này, huyện có chủ trương cụ thể dựa vào nguồn kinh phí ít ỏi để mua sắm trang thiết bị cho Tủ sách pháp luật, dể người dân đến tìm hiểu, nghiên cứu phục vụ cho sự phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương.

Theo bà Nguyễn thị Hằng, phó trưởng phòng Tư pháp huyện Điện Biên, hiện nay cán bộ làm công tác Tư pháp được bố chí ở  19/19 xã, thị trấn đây là mạng lưới cộng tác viên đắc lực không chỉ có tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, mà còn là người làm công tác hoà giải ở cơ sở. Cạnh đó còn có các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của huyện, ngành Tư pháp đã có các hoạt động thiết thực bổ ích. Ngoài ra công tác chứng thực hiện nay đã đi vào nề nếp, thuận tiện nhanh chóng hơn thông qua trung tâm giao dịch " một cửa" cùng với công tác rà soát, tham gia ý kiến, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, trợ giúp pháp lý ... được thường xuyên và bài bản đáng kể, công tác quản lý về mặt nhà nước đối với cơ quan thi hành án dân sự đã đạt được những kết quả và tạo được liềm tin đối với đồng bào các dân tộc trong huyện. Khó có thể kể hết những việc đã làm được của ngành Tư pháp huyện trong công tác này nhưng rõ dàng sự chuyển biến về tư tưởng và nhận thức ở các tầng lớp nhân dân là thể hiện sinh động nhất. Ví dụ như:  nạn tảo hôn của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số họ đã dần đần và bỏ chấm dứt, rồi những tập tục lạc hậu dần  dần được loại bỏ đối với phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao này. Bí thư huyện Uỷ, đồng chí. Nguyễn văn Khôi khẳng định, dựa vào điều kiện thực tế của huyện, nhiều năm qua, cấp Uỷ,Chính quyền địa phương luôn coi trọng công tác này, thông qua đó, nâng nhận thức đúng đắn đối với cán bộ và nhân dân. Do vậy,việc chấp hành pháp luật, cụ thể như về Đất đai, Hôn nhân -gia đình, an toàn giao thông, quản lý môi trường, tranh chấp tại các cơ sở... đã được giải quyết thấu đáo. Đặc biệt pháp luật đã tác động đến ý thức chấp hành cho nhiều người trong đó tình hình khiếu kiện đã giảm hẳn, những năm qua đơn thư khiếu kiện cũng ít hơn tính chất các vụ kiện kéo dài cũng giảm dần không còn phức tạp nhiều. Nhờ đó, nó góp phần vào việc ổn định tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện.

Trần khánh Trang