Bình Định: Kết quả thực hiện Đề án 4 điểm của Bộ Tư pháp

18/01/2008
Năm 2007, Bình Định tiếp tục được Bộ Tư pháp chọn điểm Đề án 4, qua một năm triển khai đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức pháp luật của cán bộ và nhân dân.

Thực hiện chỉ đạo điểm của Bộ Tư pháp về việc thực hiện Đề án 4 thuộc Chương trình 212 : Phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ tư pháp trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Đề án 4). Sở Tư pháp Bình Định xây dựng Kế hoạch số 1252/KH-STP ngày 12/8/2007 về tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn và tại 2 xã Phước An ( Tuy Phước) và phường Lý Thường Kiệt ( TP. Quy Nhơn).

            Trên cơ sở Kế hoạch tập huấn của Sở Tư pháp Bình Định, UBND phường Lý Thường Kiệt đã xây dựng Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 31/8/2007 và UBND xã Phước An có Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 04/9/2007 về tổ chức thực hiện chỉ đạo điểm Đề án 4. Nội dung tập huấn các văn bản pháp luật như: Giới thiệu tóm tắt Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Bình đẳng giới, Luật Cư trú, Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; một số vấn đề về PBGDPL và xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch PBGDPL tại xã, phường, thị trấn; một số hình thức PBGDPL tại xã, phường, thị trấn…Kết quả cụ thể như sau:

UBND xã Phước An đã tổ chức 2 lớp tập huấn tại xã: Phối hợp với Công an xã mở lớp tập huấn phổ biến Luật Cư trú; Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ và tổ chức phổ biến các văn bản pháp luật như: Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ; Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và Quyết định số 29/2007/QĐ-UBND ngày 04/9/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành quy định một số biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và giảm thiệt hại do tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh; một số hình thức PBGDPL tại xã. Thành phần tham dự: Lãnh đạo Đảng uỷ, lãnh đạo UBND xã, cán bộ, công chức các ban, ngành, đoàn thể xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ an ninh nhân dân, hoà giải viên, tuyên truyền viên pháp luật.

          Ngoài ra, UBND xã còn tổ chức 6 cuộc phổ biến pháp luật tại các thôn như: An Hoà 1, An Hoà 2, An Sơn, Đại Hội, Ngọc Thanh 1 và Thanh Huy. Nội dung phổ biến pháp luật: Luật Cư trú, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch; Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ; Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 của Chính phủ. Thành phần tham dự là cán bộ và nhân dân thôn.

          UBND phường Lý Thường Kiệt đã tổ chức 2 lớp tập huấn tại phường. Nội dung tập huấn: Luật Cư trú; Luật Đất đai; Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; nghiệp vụ PBGDPL; một số vấn đề về PBGDPL và xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch PBGDPL tại phường. Thành phần tham dự là lãnh đạo Đảng uỷ, lãnh đạo UBND phường, cán bộ, công chức các ban, ngành, đoàn thể phường, Tổ trưởng Tổ dân phố, hoà giải viên cơ sở, tuyên truyền viên pháp luật, giáo viên trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, giáo viên trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh và Ban quản lý chợ Sân bay Quy Nhơn. UBND phường còn tổ chức 4 cuộc phổ biến pháp luật tại các khu vực như: 1, 3,  4 và Khu vực 5. Nội dung phổ biến pháp luật: Luật Cư trú; một số vấn đề cơ bản của Luật Đất đai; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ; Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ; Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ; Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 của Chính phủ và Quyết định số 29/2007/QĐ-UBND ngày 04/9/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định. Thành phần tham dự là cán bộ và nhân dân khu vực.

          Ngoài ra, theo hướng dẫn của Ban điều hành Đề án 4-Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp Bình Định; xã Phước An và phường Lý Thường Kiệt, mỗi cơ quan đã biên soạn 10 bài PBGDPL với các văn bản pháp luật như: Giới thiệu tóm tắt Luật Trợ giúp pháp lý; Luật Bình đẳng giới; Luật Công chứng; Luật Cư trú; Luật Đất đai; Luật Khiếu nại, Tố cáo (đã sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005); Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ;  Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ; Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ; nghiệp vụ PBGDPL; một số vấn đề về PBGDPL và xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch PBGDPL tại xã, phường…Đồng thời, UBND xã Phước An và UBND phường Lý Thường Kiệt phối hợp với Phòng PBGDPL- Sở Tư pháp biên soạn những vấn đề cơ bản của Luật Công chứng; Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ; Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ; Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 của Chính phủ; Quyết định số 65/2006/QĐ-UBND ngày 05/7/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc ban hành Quy chế hoà giải viên ở cơ sở và Quyết định số 66/2006/QĐ-UBND ngày 05/7/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc ban hành Quy chế tuyên truyền viên pháp luật; mỗi tờ gấp 10 câu hỏi-đáp pháp luật và mỗi xã, phường đã in 1.000 tờ gấp, cấp phát cho nhân dân ở thôn, khu vực.

Được sự quan tâm hỗ trợ kinh phí, hướng dẫn thực hiện chỉ đạo điểm của Ban điều hành Đề án 4- Bộ Tư pháp và được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, việc tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật; nghiệp vụ PBGDPL; tuyên truyền pháp luật thông qua hình thức biên soạn tài liệu nghiệp vụ PBGDPL; cấp phát tài liệu nghiệp vụ PBGDPL và cấp phát tờ gấp pháp luật đã nâng cao kiến thức pháp luật; ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân ở xã, phường nhất là, cán bộ tư pháp cấp xã, hoà giải viên cơ sở, tuyên truyền viên pháp luật có điều kiện tiếp cận, nghiên cứu các văn bản pháp luật mới ban hành, có liên quan thiết thực đến đời sống nhân dân ở địa phương; vận dụng kiến thức pháp luật đã tiếp thu trong nhiệm vụ chuyên môn của mình, đồng thời góp phần ngăn ngừa, hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật; giữ vững tình hình an ninh chính trị, ổn định trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Nguyễn Huỳnh Huyện