Tạo tính liên thông trong Chương trình bồi dưỡng ngạch Thẩm tra viên cao cấp và Chấp hành viên cao cấp

30/09/2021
Tạo tính liên thông trong Chương trình bồi dưỡng ngạch Thẩm tra viên cao cấp và Chấp hành viên cao cấp
Sáng ngày 30/9, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng ngạch Thẩm tra viên cao cấp và Chương trình bồi dưỡng ngạch Chấp hành viên cao cấp.
Báo cáo tại cuộc họp Phó Giám đốc Học viện Tư pháp Trương Thế Côn cho biết, theo Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp năm 2021, Học viện Tư pháp được giao chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự chỉnh sửa Chương trình bồi dưỡng ngạch Thẩm tra viên cao cấp và Chương trình bồi dưỡng ngạch Chấp hành viên cao cấp. Trên cơ sở Chương trình bồi dưỡng ngạch Chuyên viên cao cấp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chương trình bồi dưỡng ngạch Thẩm tra viên cao cấp và của Chương trình bồi dưỡng ngạch Chấp hành viên cao cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Học viện Tư pháp đã thực hiện rà soát, khảo sát, chỉnh sửa Chương trình bồi dưỡng ngạch Thẩm tra viên cao cấp và Chấp hành viên cao cấp.
 

 
Dự thảo Chương trình bồi dưỡng năm 2021 được xây dựng có tính liên thông, để giảm tải các nội dung giống nhau giữa 2 Chương trình. Theo đó, các chương trình đều có tổng thời gian bồi dưỡng là 6 tuần với tổng thời lượng là 240 tiết. Dự thảo Chương trình bồi dưỡng ngạch Thẩm tra viên cao cấp năm 2021 và Chương trình bồi dưỡng ngạch Chấp hành viên cao cấp năm 2021 có kết cấu gồm các phần sau: Phần I: Kiến thức nâng cao; Phần II: Kỹ năng và Phần III: Đi thực tế và viết đề án.
Hai chương trình được thiết kế để có thể liên thông 2 phần kiến thức gồm: Phần I (Kiến thức nâng cao - 11 chuyên đề); Phần II (Kỹ năng chung - 10 chuyên đề). Học viên đã hoàn thành một trong hai chương trình sẽ được miễn học đối với các chuyên đề trên. Ngoài ra, học viên phải hoàn thành phần II (Kỹ năng đặc thù) của mỗi chương trình và vẫn phải hoàn thành các bài kiểm tra, đề án và đi thực tế theo quy định.
 

 
N.D