Nâng cao hiệu quả triển khai, thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nướcNgày 25/11, Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm đánh giá kết quả, nhận thức hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong triển khai, thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017. Tọa đàm do Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước Nguyễn Văn Bốn chủ trì, với sự tham gia của đại diện Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Quốc hội; đại diện các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an cùng các Bộ, ngành khác có liên quan.Sau gần 5 năm có hiệu lực, việc tổ chức thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Theo số liệu tổng hợp báo cáo của các bộ, ngành và địa phương, các cơ quan giải quyết bồi thường đã thụ lý, giải quyết 124 vụ việc, giải quyết xong 60 vụ việc với số tiền Nhà nước phải bồi thường trong các quyết định, bản án giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật là 28 tỷ 893 triệu 961 nghìn đồng và 102,5 chỉ vàng, cụ thể: 24 vụ việc trong hoạt động quản lý hành chính với số tiền Nhà nước phải bồi thường là 3 tỷ 757 triệu 632 nghìn đồng, 30 vụ việc trong hoạt động tố tụng với số tiền Nhà nước phải bồi thường là 25 tỷ 924 triệu 967 nghìn đồng, 6 vụ việc trong hoạt động thi hành án với số tiền Nhà nước phải bồi thường là 453 triệu 088 nghìn đồng và 102,5 chỉ vàng.
Công tác thụ lý, giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định đã được các cơ quan giải quyết bồi thường thực hiện kịp thời, chủ động, hiệu quả. Năm 2019, tỷ lệ các vụ việc yêu cầu bồi thường được giải quyết xong tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ theo Luật là 92,3%, cao hơn so với năm 2009 (62%).
Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước Nguyễn Văn Bốn phát biểu khai mạc Tọa đàm
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước Nguyễn Văn Bốn nhấn mạnh Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được ban hành năm 2017 là dấu mốc quan trọng trong việc triển khai thực thi Hiến pháp năm 2013; thiết lập cơ chế pháp lý minh bạch, khả thi để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại và quyền, lợi ích của Nhà nước; từng bước nâng cao trách nhiệm của người thi hành công vụ, hiệu lực, hiệu quả nền công vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hội nhập quốc tế. Đồng chí hy vọng qua Tọa đàm, các đại biểu sẽ đánh giá khách quan các kết quả đã đạt được và thảo luận, trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong công tác triển khai, thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Tại Tọa đàm, các đại biểu đã được nghe đại diện Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Tổng cục Thi hành án dân sự, Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh trình bày tham luận thực tiễn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 tại các ngành.
Một số hình ảnh tại Tọa đàm:
Toàn cảnh Tọa đàm
Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước Lê Thái Phương trình bày tham luận tại Tọa đàm
Đại diện Tòa án nhân dân tối cao trình bày tham luận tại Tọa đàm
Đại diện Viện Kiếm sát nhân dân tối cao trình bày tham luận tại Tọa đàm
Nâng cao hiệu quả triển khai, thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
25/11/2022
Ngày 25/11, Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm đánh giá kết quả, nhận thức hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong triển khai, thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017. Tọa đàm do Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước Nguyễn Văn Bốn chủ trì, với sự tham gia của đại diện Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Quốc hội; đại diện các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an cùng các Bộ, ngành khác có liên quan.
Sau gần 5 năm có hiệu lực, việc tổ chức thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Theo số liệu tổng hợp báo cáo của các bộ, ngành và địa phương, các cơ quan giải quyết bồi thường đã thụ lý, giải quyết 124 vụ việc, giải quyết xong 60 vụ việc với số tiền Nhà nước phải bồi thường trong các quyết định, bản án giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật là 28 tỷ 893 triệu 961 nghìn đồng và 102,5 chỉ vàng, cụ thể: 24 vụ việc trong hoạt động quản lý hành chính với số tiền Nhà nước phải bồi thường là 3 tỷ 757 triệu 632 nghìn đồng, 30 vụ việc trong hoạt động tố tụng với số tiền Nhà nước phải bồi thường là 25 tỷ 924 triệu 967 nghìn đồng, 6 vụ việc trong hoạt động thi hành án với số tiền Nhà nước phải bồi thường là 453 triệu 088 nghìn đồng và 102,5 chỉ vàng.
Công tác thụ lý, giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định đã được các cơ quan giải quyết bồi thường thực hiện kịp thời, chủ động, hiệu quả. Năm 2019, tỷ lệ các vụ việc yêu cầu bồi thường được giải quyết xong tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ theo Luật là 92,3%, cao hơn so với năm 2009 (62%).
Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước Nguyễn Văn Bốn phát biểu khai mạc Tọa đàm
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước Nguyễn Văn Bốn nhấn mạnh Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được ban hành năm 2017 là dấu mốc quan trọng trong việc triển khai thực thi Hiến pháp năm 2013; thiết lập cơ chế pháp lý minh bạch, khả thi để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại và quyền, lợi ích của Nhà nước; từng bước nâng cao trách nhiệm của người thi hành công vụ, hiệu lực, hiệu quả nền công vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hội nhập quốc tế. Đồng chí hy vọng qua Tọa đàm, các đại biểu sẽ đánh giá khách quan các kết quả đã đạt được và thảo luận, trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong công tác triển khai, thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Tại Tọa đàm, các đại biểu đã được nghe đại diện Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Tổng cục Thi hành án dân sự, Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh trình bày tham luận thực tiễn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 tại các ngành.
Một số hình ảnh tại Tọa đàm:
Toàn cảnh Tọa đàm
Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước Lê Thái Phương trình bày tham luận tại Tọa đàm
Đại diện Tòa án nhân dân tối cao trình bày tham luận tại Tọa đàm
Đại diện Viện Kiếm sát nhân dân tối cao trình bày tham luận tại Tọa đàm