Hội thảo: Biện pháp bảo vệ trẻ em trong Công ước La Hay năm 1996

24/03/2021
Hội thảo: Biện pháp bảo vệ trẻ em trong Công ước La Hay năm 1996
Sáng nay – 24/3, Viện Khoa học pháp lý đã tổ chức Hội thảo khoa học về “Công ước La Hay về quyền tài phán, luật áp dụng, công nhận, thi hành và hợp tác liên quan đến trách nhiệm của cha mẹ và các biện pháp bảo vệ trẻ em năm 1996 và đề xuất, kiến nghị cho Việt Nam.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Minh Khuê, Phó Viện trưởng Viện khoa học pháp lý khẳng định sự quan trọng của vấn đề bảo vệ trẻ em cũng như sự hợp tác của các nước thông qua các hiệp ước song phương hoặc đa phương về vấn đề trẻ em. Để Hội thảo hiệu quả, đồng chí Nguyễn Minh Khuê đề nghị các đại biểu thảo luận tập trung vào một số nội dung quan trọng như: làm rõ nội dung cơ bản của Công ước La Hay năm 1996; đánh giá mức độ tương thích và xung đột của pháp luật Việt Nam với Công ước và pháp luật một số quốc gia thành viên; kinh nghiệm của một số quốc gia trong quá trình gia nhập Công ước về việc giải quyết xung đột pháp luật cũng như hài hòa hóa pháp luật; đồng thời cho ý kiến đề xuất để hoàn thiện pháp luật, đề xuất mô hình tổ chức của cơ quan đầu mối về bảo vệ trẻ em…
 

Tại Hội thảo, nhiều tham luận quan trọng được các diễn giả trình bày như: Tổng quan về Công ước La Hay 1996 và vấn đề gi nhập của Việt Nam; Một số quy định về trách nhiệm của cha mẹ, biện pháp bảo vệ trẻ em, nơi thường trú trong công ước La Hay 1996 về quyền tài phán, luật áp dụng, công nhận, thi hành và hợp tác liên quan đến trách nhiệm của cha mẹ và các biện pháp bảo vệ trẻ em – Góc nhìn từ Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật; Từ chối thẩm thẩm quyền tài phán đối với vụ việc về các biện pháp bảo vệ trẻ em theo quy định của Công ước La Hay; Sự tương thích và xung đột pháp luật tố tụng của Việt Nam so với Công ước La Hay 1996 và pháp luật của một số quốc gia thành viên của Công ước về các vấn đề liên quan đến bảo vệ trẻ em và trách nhiệm của cha mẹ - đề xuất, kiến nghị….