Họp tư vấn thẩm định Dự thảo Nghị định quy định XPVPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
30/10/2015
Thực hiện Quyết định số 910/QĐ-BTP ngày 12/5/2015 của Bộ Tư pháp về việc thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định dự thảo các Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, chiều ngày 29/10/2015, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Cục QLXLVPHC & TDTHPL) đã tổ chức cuộc họp tư vấn thẩm định dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt do Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan soạn thảo. Đây là dự thảo Nghị định được xây dựng, trình Chính phủ xem xét ban hành để thay thế Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP.
Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
30/10/2015
Trong khuôn khổ Chương trình Đối tác tư pháp (Dự án JPP tài trợ), ngày 30/10/2015 , Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về xử phạt vi phạm hành chính tại Hà Nội. Ông Đặng Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật đã đến phát biểu khai mạc Hội nghị và tham gia giảng dạy một số nội dung trong chương trình Hội nghị tập huấn.
Tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực XLVPHC ở huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014 đến nay
26/10/2015
Xử lý vi phạm hành chính là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương hành chính trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Ðây cũng là vấn đề trực tiếp liên quan đến cuộc sống hằng ngày của nhân dân, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, được Ðảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm. Nhận thức được tầm quan trọng của Luật Xử lý vi phạm hành chính nên ngay sau khi Luật có hiệu lực thi hành, Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội nghị chuyên đề giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật đến các tầng lớp nhân dân, qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính, hạn chế được nhiều sai sót, nhất là ở cơ sở.
Họp báo cáo tình hình thực hiện Đề án xây dựng CSDLQG về XLVPHC
29/09/2015
Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC) được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2012 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2013. Để triển khai thi hành Luật, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 về việc ban hành Kế hoạch triển khai và Danh mục nghị định quy định chi tiết thi hành Luật XLVPHC, trong đó Bộ Tư pháp được phân công chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu, dựng Đề án xây dựng CSDLQG về XLVPHC (sau đây gọi chung là Đề án).
Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật
18/09/2015
Thực hiện quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật XLVPHC), Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC, Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương triển khai công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác theo dõi thi hành pháp luật, trong đó có việc xây dựng Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 06 tháng và hàng năm, Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật hàng năm và theo chuyên đề, lĩnh vực. Tuy nhiên, qua quá trình tổng hợp, xây dựng Báo cáo gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho thấy, một số nội dung trong các Đề cương báo cáo chưa phù hợp, chưa được “biểu mẫu hóa”, chất lượng Báo cáo xây dựng còn dàn trải, thiếu sự phân tích, đánh giá toàn diện, đầy đủ.