Ban quản lý dự án đầu tư, xây dựng

06/07/2017
Theo quy định tại Quyết định số 518/QĐ-BTP ngày 29 tháng 03 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau:
I. Vị trí và chức năng
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý dự án) là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp được thành lập theo Quyết định số 1901/QĐ-BTP ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thực hiện chức năng, nhiệm vụ chủ đầu tư và trực tiếp quản lý các dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp quản lý.
Ban Quản lý dự án có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại theo quy định, có trụ sở chính đặt tại Hà Nội. 
II . Nhiệm vụ và quyền hạn
Ban Quản lý dự án chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Lãnh đạo Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án với tư cách là cơ quan chủ quản. Ban Quản lý dự án được giao quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng và thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác sử dụng bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
1. Nhiệm vụ, quyền hạn với vai trò là chủ đầu tư
a) Tổ chức thực hiện các công tác giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án: Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có) hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; chủ trì, phối hợp với đơn vị sử dụng công trình để tiến hành các thủ tục về giới thiệu và chấp thuận địa điểm xây dựng trước khi lập dự án đầu tư; lựa chọn các đơn vị tư vấn thực hiện; tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, quy hoạch chi tiết xây dựng, tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc, khảo sát xây dựng (nếu có)…;
b) Phối hợp với cơ quan chuyên môn về xây dựng để trình thẩm định dự án và trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
c) Đăng ký mở mã số dự án đầu tư.
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị sử dụng công trình và các đơn vị liên quan để tiến hành công tác tổ chức giải phóng mặt bằng, thu hồi và giao nhận đất để thực hiện dự án;
đ) Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, phương án khảo sát xây dựng giai đoạn thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công (nếu có); tổ chức khảo sát xây dựng;
e) Tổ chức triển khai các bước thiết kế sau thiết kế cơ sở. Trình và phối hợp với cơ quan chuyên môn về xây dựng để thẩm định các bước thiết kế và trình Bộ Tư pháp phê duyệt hồ sơ thiết kế;
f) Lập và trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu của dự án. Tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; thương thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu được lựa chọn;
g) Tổ chức rà phá bom mìn, vật nổ;
h) Khởi công dự án, triển khai thi công xây dựng các hạng mục công trình; khánh thành công trình; bàn giao công trình cho đơn vị sử dụng công trình.
i) Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán, thanh lý các hợp đồng;
k) Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình về thời điểm bàn giao (nếu cần). Tổ chức lập mới hoặc điều chỉnh định mức xây dựng công trình. Tổ chức xác định, cập nhật, thẩm định dự toán gói thầu xây dựng; kiểm soát chi phí đầu tư;
l) Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình; tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình; lập báo cáo chất lượng xây dựng công trình và các báo cáo khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; tổ chức kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trình cấp quyết định đầu tư thẩm tra, phê duyệt;
m) Quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm;
n) Thanh toán dứt điểm công nợ sau khi dự án được cấp quyết định đầu tư phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành và tất toán tài khoản;
2. Nhiệm vụ, quyền hạn với vai trò trực tiếp quản lý dự án
a) Tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng;
b) Quản lý thi công xây dựng công trình: Quản lý chất lượng, quản lý tiến độ thi công, quản lý khối lượng thi công, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, quản lý hợp đồng xây dựng, quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng;
c) Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng công trình (nếu cần); quan trắc biến dạng công trình;
d) Tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu bộ phận, giai đoạn thi công, nghiệm thu hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng.
3. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác
a) Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế, tài sản của Ban Quản lý dự án; thực hiện các chế độ tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ đãi ngộ, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Ban;
b) Tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật;
c) Ký hợp đồng thuê khoán công việc đối với cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để thực hiện một số công việc;
d) Được thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư khác nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được Bộ Tư pháp giao;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được Bộ Tư pháp hoặc các cấp quyết định đầu tư ủy quyền trong quá trình quản lý thực hiện dự án (nếu có);
e) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
III. Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án
a) Lãnh đạo Ban Quản lý dự án gồm: Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.
b) Các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý dự án gồm: Văn phòng Ban, Phòng Quản lý đầu tư và Phòng Quản lý dự án.
c) Việc thành lập, sáp nhập và sắp xếp các đơn vị thuộc Ban Quản lý dự án thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Giám đốc Ban Quản lý dự án. Giám đốc, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật. 
d) Giám đốc Ban Quản lý quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các đơn vị thuộc Ban Quản lý dự án.
 2. Về biên chế
 a) Biên chế Ban Quản lý dự án được thực hiện theo Đề án vị trí việc làm được phê duyệt. Ngoài ra, Ban Quản lý dự án có thể thuê lao động hợp đồng để thực hiện một số nhiệm vụ được giao. Giai đoạn đầu mới thành lập, Ban Quản lý dự án được Bộ Tư  pháp bố trí một số công chức biệt phái từ các đơn vị thuộc Bộ sang để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật. 
b) Trong quá trình triển khai hoạt động, tùy tình hình thực tế để đáp ứng yêu cầu công việc được giao, Giám đốc Ban Quản lý dự án sẽ đề xuất Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiện toàn cơ cấu tổ chức các đơn vị thuộc Ban Quản lý dự án và biên chế theo quy định của pháp luật.
 

- Địa chỉ: Tầng 2, Nhà B, Số 10 Chu Văn An - Ba Đình - Hà Nội

- Điện thoại: 04.62739704

- Thư điện tử: bqldadt@moj.gov.vn

- Lãnh đạo:

 

Nguyễn Tiến Hưng - Giám đốc
   Địa chỉ: Phòng số 126
   Điện thoại: 04.62739701
   Thư Điện tử: hungnt@moj.gov.vn

 

 

Lê Thắng Lợi
   Địa chỉ: Phòng số 124
   Điện thoại: 04 62739702
   Thư Điện tử: ltloi@moj.gov.vn

 

 

 

Lê Thị Thu Hiền
   Địa chỉ: Phòng số 125
   Điện thoại: 04.62739704
   Thư Điện tử: ltthien@moj.gov.vn

 

 



​​