Tin hoạt động
Đoàn kiểm tra liên ngành Tư pháp, Ngoại giao, Tòa án kiểm tra công tác tương trợ tư pháp về dân sự

(30/04/2022)

Thực hiện Kế hoạch số 666/KH-BTP ngày 08/3/2022 của Bộ Tư pháp về kiểm tra tình hình thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự năm 2022, trong các ngày 20-22 và 26-27/4/2022 Đoàn kiểm tra liên ngành với sự tham gia của đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao do bà Phạm Hồ Hương – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp làm trưởng Đoàn đã kiểm tra hoạt động tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự tại Tòa án nhân dân và Cục Thi hành án dân sự các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Bạc Liêu, Tây Ninh.

HỘI THẢO THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1252/QĐ-TTg VỀ TĂNG CƯỜNG THỰC THI HIỆU QUẢ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ - KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP

(20/04/2022)

Thực hiện Quyết định số 1252/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc trong đó giao Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện hoạt động tăng cường hợp tác quốc tế để triển khai hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR).

ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN VỤ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ NHIỆM KỲ 2022-2024

(14/04/2022)

Ngày 07 tháng 4 năm 2022, Chi đoàn Vụ Pháp luật quốc tế đã long trọng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2022-2024. Đến dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Phạm Hồ Hương, đại diện chi bộ, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế; đồng chí Trịnh Xuân Tùng – Phó Bí thư Đoàn Bộ Tư pháp, cùng với đó là sự góp mặt của đông đảo các đồng chí đoàn viên thuộc chi đoàn Vụ Pháp luật quốc tế.

Vụ Pháp luật quốc tế là địa chỉ tin cậy khi có các vấn đề về pháp luật, tư pháp quốc tế

(11/01/2022)

Chiều 10/1, Vụ Pháp luật Quốc tế (Vụ PLQT), Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2022. Đồng chủ trì Hội nghị là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và Vụ trưởng Vụ PLQT Bạch Quốc An.

Bước tiến vượt bậc của Việt Nam về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tư pháp

(01/01/2022)

Sáng ngày 30/12/2021, Bộ Tư pháp – Cơ quan Trung ương thực thi Công ước của Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết 05 năm thực thi Công ước. Hội nghị do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc chủ trì với sự tham gia trực tiếp của đại diện Văn phòng Chủ tịch nước; các đơn vị đầu mối thực hiện Công ước như Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; một số đơn vị thuộc Bộ và một số Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số lượng lớn yêu cầu tống đạt giấy tờ/thường xuyên thực hiện các yêu cầu tống đạt theo Công ước tham gia theo hình thức trực tuyến.

Đàm phán thành công Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự giữa CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Thái Lan

(30/11/2021)

Ngày 23- 24/11/2021, Việt Nam và Thái Lan tiếp tục đàm phán vòng 2 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự giữa hai nước qua phương thức trực tuyến. Đoàn đàm phán của Việt Nam do ông Bạch Quốc An, Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn. Đoàn đàm phán của Thái Lan do ông Supakit Yampracha, Phó Tổng thư ký Văn phòng tư pháp làm Trưởng đoàn.

Hội thảo trực tuyến về Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trên địa bàn thành phố

(27/11/2021)

Thực hiện vai trò cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo quy định tại Quyết định số 14/2020/QĐ-TTg ngày 08/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (Quyết định số 14/2020/QĐ-TTg) và trên cơ sở đề nghị của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, sáng ngày 25/11, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, Vụ Pháp luật quốc tế - Bộ Tư pháp đã phối hợp với Sở Tư pháp TP.Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo trực tuyến về Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Hội thảo tham vấn dự thảo Báo cáo đánh giá khả năng Việt Nam gia nhập Công ước Singapore

(07/09/2021)

Công ước Singapore hay Công ước Singapore về hoà giải có tên đầy đủ là Công ước Liên hợp quốc về thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải. Công ước được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày 20/12/2018, có hiệu lực từ ngày 12/9/2020 với 54 quốc gia đã ký và 7 quốc gia thành viên[1] gồm: Belarus, Ecuador, Fiji, Singapore, Qatar, Saudi Arabia và mới đây nhất là Honduras. Sau khi Công ước được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp nghiên cứu, đánh giá các nội dung của Công ước và khả năng ký kết, gia nhập của Việt Nam[2]. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp đã triển khai nhiều hoạt động khác nhau, tăng cường hợp tác trong và ngoài nước.

Thông tin về việc tìm kiếm, xác minh địa chỉ đương sự ở nước ngoài

(01/09/2021)

Trên cơ sở đề nghị của Tòa án nhân dân tối cao về việc phối hợp, hướng dẫn các tòa án thực hiện việc xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài theo thẩm quyền, Bộ Tư pháp đã rà soát các quy định về xác minh địa chỉ của đương sự trong các Hiệp định/Thỏa thuận tương trợ tư pháp về dân sự Việt Nam đã ký kết, đồng thời, trực tiếp trao đổi thông tin với Cơ quan Trung ương một số nước thành viên Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại, Công ước La Hay năm 1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại.

Thẩm định dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của nước ngoài thông qua Văn phòng Thừa phát lại

(21/06/2021)

Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13, ngày 18/6/2021, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp tư vấn thẩm định dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của nước ngoài thông qua Văn phòng Thừa phát lại (sau đây gọi là Thông tư).

​​​