Thi hành Bộ luật Hình sự: Bất lực với tội phạm môi trường?
Nói về việc xử lý tội phạm môi trường, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã cho rằng “Tội phạm hình sự cướp của, giết người sẽ bị tử hình nhưng tội phạm trong lĩnh vực môi trường giết cả thế hệ chỉ phạt 500 triệu đồng là xong. Chính vì vậy mà tội phạm môi trường ngày càng nhiều”. Ông cũng thừa nhận “chưa có một chế tài đủ mạnh đặc trị loại tội phạm này”.
Sửa đổi Luật Công chứng: Nâng cao chất lượng hoạt động công chứng
Chiều qua (12/11), thảo luận về Dự thảo Luật Công chứng sửa đổi, nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình cao với nhiều quy định mới như về giao lại bản dịch cho công chứng, việc khống chế độ tuổi hành nghề, quy định bắt buộc phải qua bồi dưỡng nghề, việc tiếp tục chủ trương xã hội hóa công chứng...
VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ VỤ KIỆN XUẤT KHẨU TÔM CỦA VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ (WT/DS404/1)
Ngày 19/9/2014, Bộ Thương mại - Hoa Kỳ (gọi tắt là DOC) đã công bố kết quả cuối cùng thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam bán vào thị trường Hoa Kỳ cho đợt xem xét hành chính từ 01/02/2012 đến 31/01/2013 (POR8). Mà theo đó, các công ty xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam bị áp mức thuế cao nhất từ trước đến nay, trong đó Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Minh Phu Group) chịu mức thuế 4,98%, Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (STAPIMEX) 9,75% và 30 công ty bị đơn khác 6,37%. Mức thuế chung cho toàn quốc là 25,76%. Tháng 3/2014, theo kết quả sơ bộ của đợt xem xét hành chính lần thứ 8 này, DOC đã xác định tất cả các công ty Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam đã XK tôm vào thị trường Hoa Kỳ với giá thấp hơn giá trị hợp lý, tức là đã bán phá giá tại thị trường này. Do đó, DOC đã quyết định mức thuế cao đối với tôm NK từ Việt Nam. Mới đây, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã lên tiếng phản đối DOC áp thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp XK tôm Việt Nam là không công bằng và đi ngược lại tinh thần tự do thương mại cũng như quan hệ thương mại quốc tế đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
Tránh vi phạm của cá nhân “chui” vào trách nhiệm pháp nhân.
Đồng tình sự cần thiết phải có qui định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) để đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm nhất là khi tội phạm về kinh tế, môi trường đang có diễn biến phức tạp, nhưng vấn đề được nhiều đại biểu tại phiên họp thứ 41 của UBTVQH sáng ngày 14/9 quan tâm là phải làm rõ mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự (TNHS) của cá nhân và pháp nhân vì “nếu quy định không rõ thì trách nhiệm, vi phạm của cá nhân sẽ bị chui vào pháp nhân” – ông Phan Trung Lý – Chủ nhiệm ủy ban pháp luật lo ngại.