Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Sẽ được áp dụng như thế nào vào dự án luật bồi thường nhà nước?
29/03/2008
Theo Bộ Tư pháp – cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Bồi thường nhà nước (BTNN), quan hệ pháp luật về trách nhiệm BTNN xét về thực chất là một dạng đặc biệt của quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (BTTHNHĐ). Quan hệ trách nhiệm BTTHNHĐ đã được ghi nhận khá đầy đủ trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này sẽ được áp dụng ra sao đối với dự án Luật BTNN là câu hỏi cần được ban soạn thảo trả lời khi mà thực tiễn xét xử các vụ án về trách nhiệm BTTHNHĐ rất khác nhau.
Ban hành Quy chế mẫu: Kiện toàn cơ cấu tổ chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý
29/03/2008
Thay thế Quy chế mẫu được ban hành kèm theo Quyết định số 224/1999/QĐ-BTP ngày 5/8/1999, mới đây, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 02/2008/QĐ-BTP ban hành Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước (gọi tắt là Trung tâm). Với 5 chương, 29 Điều, có thể nói, đây là văn bản đầu tiên xác định rõ ràng và cụ thể cơ cấu tổ chức của Trung tâm nhằm bảo đảm hơn nữa cho hiệu quả hoạt động của Trung tâm.
Thanh tra tư pháp với việc xử phạt vi phạm hành chính: Không “xử” được vì lực lượng quá mỏng?
27/03/2008
Thanh tra tư pháp được coi là lực lượng xung kích trong việc phát hiện và xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, đặc biệt kể từ khi Nghị định 74/CP ngày 1/8/2006 về tổ chức hoạt động của Thanh tra tư pháp ra đời. Tuy nhiên, tại các địa phương rất ít vi phạm được xử lý, hoạt động của thanh tra chủ yếu vẫn chỉ cầm chừng là thanh tra các vấn đề thuộc nội bộ của ngành.
Xây dựng Luật Lý lịch tư pháp: Cơ quan nào nhận và lưu trữ thông tin về lý lịch tư pháp?
26/03/2008
Theo Nghị định số 62/2003/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp, Bộ được giao quản lý thống nhất về lý lịch tư pháp (LLTP). Đồng thời, Điểm 5 Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-TP-NV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan tư pháp địa phương đã giao cho Sở Tư pháp cấp Phiếu LLTP và chịu trách nhiệm về việc cập nhật nội dung Phiếu LLTP đúng quy định của pháp luật.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hộ tịch
21/03/2008
Tiếp theo các bài viết về giải quyết khiếu nại, tố cáo, để góp một phần nhỏ đáp ứng nhu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch, trong bài viết này, tác giả xin trình bày một số vấn đề bất cập giữa pháp luật về hộ tịch và pháp luật về khiếu nại, tố cáo hiện hành, nguyên nhân, các giải pháp tháo gỡ và một số chú ý khi giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch (có thể áp dụng tương tự trong giải quyết khiếu nại ở nhiều lĩnh vực khác nhau).
Tội phạm trong lĩnh vực Thi hành án: Vì sao ít xử?
20/03/2008
Các hành vi không chấp hành án, không thi hành án (THA) và cản trở việc THA được BLHS quy định thành 3 điều luật riêng rẽ. Tuy vậy, trên thực tế việc khởi tố, truy tố và xét xử các vụ án này chỉ đếm được trên đầu ngón tay, trong khi các đối tượng có hành vi chống đối, cản trở THA thì nhiều vô kể.
Hội thảo:“Thực hành Quản trị Tri thức để hội nhập thành công trong Thế giới phẳng”
17/03/2008
Trong nền kinh tế tri thức ngày nay, Quản trị tri thức đang thực sự tạo ra lợi thế cạnh tranh chiến lược cho các Doanh nghiệp. Bên cạnh thúc đẩy cải tiến, khơi nguồn ý tưởng và khai thác triệt để thế mạnh của Doanh nghiệp, quản trị tri thức còn giúp khắc phục chảy máu chất xám, biến kinh nghiệm cá nhân thành kinh nghiệm tập thể dưới dạng văn bản, mô hình, quy trình, cấu trúc…. Áp dụng Quản trị Tri thức còn thúc đẩy hợp tác, chia sẻ, liên tục học tập, hoàn thiện, khiến các Doanh nghiệp ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả hơn.