Chính phủ quyết nghị về 5 dự án luật, 5 đề nghị xây dựng luậtChính phủ đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 02 năm 2024. Chính phủ đánh giá cao các Bộ: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Y tế; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tư pháp; Giao thông vận tải; Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chủ động xây dựng các dự án Luật, Đề nghị xây dựng Luật: Luật Phòng không nhân dân; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Đề nghị xây dựng Luật Hàm, cấp ngoại giao; Đề nghị xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (sửa đổi); Đề nghị xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi); Đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số; Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.Về dự án Luật Phòng không nhân dân:
Chính phủ cơ bản thống nhất với dự thảo Luật và đề nghị Bộ Quốc phòng nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các Thành viên Chính phủ, ý kiến của các cơ quan tại Phiên họp, chỉnh lý dự thảo bảo đảm các yêu cầu sau:
- Về việc tổ chức lực lượng phòng không nhân dân trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 12 dự thảo Luật): Nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng giao Chính phủ quy định để bảo đảm linh hoạt, phù hợp từng thời kỳ. Không quy định cụ thể vấn đề tổ chức tại Điều 12 dự thảo Luật (số lượng tổ, đội... quân số tổ, đội);
- Về việc quy định các trường hợp được miễn trừ cấp phép bay khi khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ (khoản 4 Điều 29 dự thảo Luật): Nghiên cứu, hoàn thiện theo hướng quy định tiêu chí, nguyên tắc chung được miễn trừ cấp phép trong dự thảo Luật. Giao Chính phủ quy định danh mục khu vực cấm, hạn chế bay và phương tiện bay được phép bay; khu vực và phương tiện bay cần phải cấp phép bay cho phù hợp với từng thời kỳ, bảo đảm tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội;
- Về các điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ đối với trường hợp phải được cấp phép bay (khoản 2 Điều 29 dự thảo Luật): Nghiên cứu, hoàn thiện bảo đảm khả thi, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, yêu cầu bảo vệ Tổ quốc nhưng cần tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội;
- Nghiên cứu, làm rõ cơ chế phối hợp quản lý, cấp phép bay cho tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ của Bộ Công an trong thực thi nhiệm vụ bảo đảm kịp thời, an toàn, nhất là trong trường hợp khẩn cấp;
- Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; thực hiện chuyển đổi số; đánh giá đầy đủ tác động các thủ tục hành chính; tăng cường phân cấp thực hiện nhiệm vụ; không đưa vấn đề tổ chức bộ máy vào dự thảo Luật; tăng cường tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học và đối tượng chịu sự tác động.
Về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi):
Chính phủ đề nghị Bộ Công an tiếp tục rà soát, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Thành viên Chính phủ tại Phiên họp này bảo đảm cơ chế quản lý vũ khí phù hợp, tránh việc áp dụng pháp luật tùy tiện, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân; bảo đảm phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự, tính thống nhất của hệ thống pháp luật; đáp ứng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan hoàn thiện dự án Luật theo Nghị quyết Phiên họp này và quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; giao Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
Về Đề nghị xây dựng Luật Hàm, cấp ngoại giao:
Chính phủ đề nghị Bộ Ngoại giao nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Thành viên Chính phủ và các cơ quan liên quan bảo đảm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng; tiếp tục tổng kết pháp luật và các quy định có liên quan về hàm, cấp ngoại giao; kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn; rà soát, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan như: Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ và các văn bản về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các bộ, ngành có liên quan...; bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược:
Chính phủ thống nhất về sự cần thiết phải xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; đẩy mạnh, phát triển công nghiệp dược; khắc phục các hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập về thể chế, pháp luật trong hoạt động quản lý thuốc; bảo đảm tính kế thừa, tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật Dược với các luật khác có liên quan; tiếp tục phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động về dược.
Đồng thời, đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu, chỉnh lý dự thảo Luật bảo đảm các yêu cầu sau:
Thể hiện rõ chủ trương phân cấp, phân quyền, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; loại bỏ cơ chế xin cho, đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính;
Có cơ chế để bảo đảm tối đa quyền tiếp cận thuốc của người dân, nhất là những thuốc mới trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả trong đăng ký, sản xuất, lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc; thể chế hóa các chính sách phát triển dược liệu, khuyến khích phát triển thuốc sản xuất trong nước theo Chiến lược phát triển ngành dược đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành;
Cần thống nhất, đồng bộ với các luật khác có liên quan nhưng vẫn bảo đảm công tác quản lý chuyên ngành, trong đó về vấn đề quản lý giá thuốc cần tuân thủ theo đúng quy định tại Luật giá và yêu cầu quản lý chuyên ngành để kiểm soát, tránh tăng giá đột biến, bất thường gây ảnh hưởng đến công tác quản lý cũng như quyền lợi của người bệnh.
Về Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi):
Chính phủ đề nghị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật bảo đảm các yêu cầu sau:
- Dự thảo Luật phải thể hiện rõ chủ trương tăng cường phân cấp, phân quyền, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; có cơ chế huy động các nguồn lực, xã hội hóa hợp tác công tư nhằm khai thác và sử dụng di sản hợp lý, thúc đẩy, phát triển có kiểm soát bằng công cụ thuế, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, bảo đảm thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong hoạt động này; khuyến khích hoạt động bảo tàng ngoài công lập; phát triển nguồn nhân lực; bảo tồn tiếng nói, văn hóa của các dân tộc;
- Dự thảo Luật cần tiếp tục hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Theo đó, quy định bảo đảm cho việc đầu tư, sản xuất, kinh doanh, mua bán, không để mất cổ vật, mất giá trị di sản;
- Đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và Dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi): Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ phối hợp để thống nhất quy định, tránh chồng chéo.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật:
Chính phủ thống nhất về sự cần thiết và mục đích xây dựng Dự án Luật nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt các thị trường, trong đó xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường tương thích với sự thay đổi của hệ thống pháp luật trong nước và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết là yêu cầu bức thiết. Dự án Luật còn nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong điều kiện mới, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Đồng ý lùi thời gian trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Thành viên Chính phủ; chỉnh lý, hoàn thiện Hồ sơ dự án Luật, trình Chính phủ xem xét, cho ý kiến trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉnh lý Tờ trình của Chính phủ về Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 theo hướng trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, cho ý kiến Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024), thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).
Chính phủ cũng cho ý kiến về Đề nghị xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (sửa đổi); Đề nghị xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi); Đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số:
Về Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024
Chính phủ cơ bản thông qua Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 (sau đây gọi tắt là Chương trình) do Bộ Tư pháp tổng hợp, trình Chính phủ tại Tờ trình số 18/TTr-BTP ngày 23 tháng 02 năm 2024.
Chính phủ thống nhất chưa đưa Đề nghị xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (sửa đổi) và Đề nghị xây dựng Luật Hàm, cấp ngoại giao vào Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Đề nghị của Chính phủ nêu trên, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đối với đề nghị xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi) và đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp vào Chương trình. Trường hợp các Bộ không bảo đảm tiến độ hoàn thiện hồ sơ các đề nghị xây dựng Luật theo đúng quy định thì Bộ Tư pháp không tổng hợp vào Chương trình.
Đối với việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thí điểm phân cấp việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An: Bộ Tư pháp khẩn trương hoàn thiện hồ sơ xây dựng Nghị quyết theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trình Chính phủ xem xét, quyết định việc bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Đối với việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Bộ Tư pháp thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1112/VPCP-PL ngày 21 tháng 02 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật./.
Chính phủ quyết nghị về 5 dự án luật, 5 đề nghị xây dựng luật
15/03/2024
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 02 năm 2024. Chính phủ đánh giá cao các Bộ: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Y tế; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tư pháp; Giao thông vận tải; Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chủ động xây dựng các dự án Luật, Đề nghị xây dựng Luật: Luật Phòng không nhân dân; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Đề nghị xây dựng Luật Hàm, cấp ngoại giao; Đề nghị xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (sửa đổi); Đề nghị xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi); Đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số; Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Về dự án Luật Phòng không nhân dân:
Chính phủ cơ bản thống nhất với dự thảo Luật và đề nghị Bộ Quốc phòng nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các Thành viên Chính phủ, ý kiến của các cơ quan tại Phiên họp, chỉnh lý dự thảo bảo đảm các yêu cầu sau:
- Về việc tổ chức lực lượng phòng không nhân dân trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 12 dự thảo Luật): Nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng giao Chính phủ quy định để bảo đảm linh hoạt, phù hợp từng thời kỳ. Không quy định cụ thể vấn đề tổ chức tại Điều 12 dự thảo Luật (số lượng tổ, đội... quân số tổ, đội);
- Về việc quy định các trường hợp được miễn trừ cấp phép bay khi khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ (khoản 4 Điều 29 dự thảo Luật): Nghiên cứu, hoàn thiện theo hướng quy định tiêu chí, nguyên tắc chung được miễn trừ cấp phép trong dự thảo Luật. Giao Chính phủ quy định danh mục khu vực cấm, hạn chế bay và phương tiện bay được phép bay; khu vực và phương tiện bay cần phải cấp phép bay cho phù hợp với từng thời kỳ, bảo đảm tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội;
- Về các điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ đối với trường hợp phải được cấp phép bay (khoản 2 Điều 29 dự thảo Luật): Nghiên cứu, hoàn thiện bảo đảm khả thi, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, yêu cầu bảo vệ Tổ quốc nhưng cần tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội;
- Nghiên cứu, làm rõ cơ chế phối hợp quản lý, cấp phép bay cho tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ của Bộ Công an trong thực thi nhiệm vụ bảo đảm kịp thời, an toàn, nhất là trong trường hợp khẩn cấp;
- Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; thực hiện chuyển đổi số; đánh giá đầy đủ tác động các thủ tục hành chính; tăng cường phân cấp thực hiện nhiệm vụ; không đưa vấn đề tổ chức bộ máy vào dự thảo Luật; tăng cường tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học và đối tượng chịu sự tác động.
Về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi):
Chính phủ đề nghị Bộ Công an tiếp tục rà soát, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Thành viên Chính phủ tại Phiên họp này bảo đảm cơ chế quản lý vũ khí phù hợp, tránh việc áp dụng pháp luật tùy tiện, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân; bảo đảm phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự, tính thống nhất của hệ thống pháp luật; đáp ứng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan hoàn thiện dự án Luật theo Nghị quyết Phiên họp này và quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; giao Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
Về Đề nghị xây dựng Luật Hàm, cấp ngoại giao:
Chính phủ đề nghị Bộ Ngoại giao nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Thành viên Chính phủ và các cơ quan liên quan bảo đảm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng; tiếp tục tổng kết pháp luật và các quy định có liên quan về hàm, cấp ngoại giao; kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn; rà soát, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan như: Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ và các văn bản về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các bộ, ngành có liên quan...; bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược:
Chính phủ thống nhất về sự cần thiết phải xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; đẩy mạnh, phát triển công nghiệp dược; khắc phục các hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập về thể chế, pháp luật trong hoạt động quản lý thuốc; bảo đảm tính kế thừa, tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật Dược với các luật khác có liên quan; tiếp tục phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động về dược.
Đồng thời, đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu, chỉnh lý dự thảo Luật bảo đảm các yêu cầu sau:
Thể hiện rõ chủ trương phân cấp, phân quyền, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; loại bỏ cơ chế xin cho, đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính;
Có cơ chế để bảo đảm tối đa quyền tiếp cận thuốc của người dân, nhất là những thuốc mới trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả trong đăng ký, sản xuất, lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc; thể chế hóa các chính sách phát triển dược liệu, khuyến khích phát triển thuốc sản xuất trong nước theo Chiến lược phát triển ngành dược đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành;
Cần thống nhất, đồng bộ với các luật khác có liên quan nhưng vẫn bảo đảm công tác quản lý chuyên ngành, trong đó về vấn đề quản lý giá thuốc cần tuân thủ theo đúng quy định tại Luật giá và yêu cầu quản lý chuyên ngành để kiểm soát, tránh tăng giá đột biến, bất thường gây ảnh hưởng đến công tác quản lý cũng như quyền lợi của người bệnh.
Về Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi):
Chính phủ đề nghị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật bảo đảm các yêu cầu sau:
- Dự thảo Luật phải thể hiện rõ chủ trương tăng cường phân cấp, phân quyền, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; có cơ chế huy động các nguồn lực, xã hội hóa hợp tác công tư nhằm khai thác và sử dụng di sản hợp lý, thúc đẩy, phát triển có kiểm soát bằng công cụ thuế, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, bảo đảm thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong hoạt động này; khuyến khích hoạt động bảo tàng ngoài công lập; phát triển nguồn nhân lực; bảo tồn tiếng nói, văn hóa của các dân tộc;
- Dự thảo Luật cần tiếp tục hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Theo đó, quy định bảo đảm cho việc đầu tư, sản xuất, kinh doanh, mua bán, không để mất cổ vật, mất giá trị di sản;
- Đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và Dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi): Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ phối hợp để thống nhất quy định, tránh chồng chéo.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật:
Chính phủ thống nhất về sự cần thiết và mục đích xây dựng Dự án Luật nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt các thị trường, trong đó xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường tương thích với sự thay đổi của hệ thống pháp luật trong nước và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết là yêu cầu bức thiết. Dự án Luật còn nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong điều kiện mới, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Đồng ý lùi thời gian trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Thành viên Chính phủ; chỉnh lý, hoàn thiện Hồ sơ dự án Luật, trình Chính phủ xem xét, cho ý kiến trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉnh lý Tờ trình của Chính phủ về Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 theo hướng trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, cho ý kiến Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024), thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).
Chính phủ cũng cho ý kiến về Đề nghị xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (sửa đổi); Đề nghị xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi); Đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số:
Về Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024
Chính phủ cơ bản thông qua Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 (sau đây gọi tắt là Chương trình) do Bộ Tư pháp tổng hợp, trình Chính phủ tại Tờ trình số 18/TTr-BTP ngày 23 tháng 02 năm 2024.
Chính phủ thống nhất chưa đưa Đề nghị xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (sửa đổi) và Đề nghị xây dựng Luật Hàm, cấp ngoại giao vào Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Đề nghị của Chính phủ nêu trên, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đối với đề nghị xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi) và đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp vào Chương trình. Trường hợp các Bộ không bảo đảm tiến độ hoàn thiện hồ sơ các đề nghị xây dựng Luật theo đúng quy định thì Bộ Tư pháp không tổng hợp vào Chương trình.
Đối với việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thí điểm phân cấp việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An: Bộ Tư pháp khẩn trương hoàn thiện hồ sơ xây dựng Nghị quyết theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trình Chính phủ xem xét, quyết định việc bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Đối với việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Bộ Tư pháp thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1112/VPCP-PL ngày 21 tháng 02 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật./.