Tiếp thu ý kiến Chính phủ, tiếp tục hoàn thiện một số dự án LuậtĐây là một trong những yêu cầu được đưa ra tại Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2017 tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2017, tổ chức vào ngày 01 tháng 3 năm 2017.Theo đó, đối với dự án Luật quản lý nợ công (sửa đổi): Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Chính phủ, hoàn thiện dự án Luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội.
Về dự án Luật thủy sản (sửa đổi): Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Chính phủ, hoàn thiện dự án Luật. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật.
Đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tố cáo: Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Chính phủ, hoàn thiện dự án Luật. Tổng Thanh tra Chính phủ thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật.
Về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dược: Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Chính phủ, hoàn thiện dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trước ngày 20 tháng 3 năm 2017, bảo đảm sự phát triển bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp dược, tăng cường quản lý nhà nước, chống độc quyền và thao túng thị trường thuốc. Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với thuốc, dược chất thuộc danh mục chất cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể. Chính phủ thống nhất cho tiếp tục thực hiện các quy định hiện hành không trái với Luật dược năm 2016 đến khi Nghị định quy định chi tiết Luật dược năm 2016 có hiệu lực thi hành.
Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 02 năm 2017; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017: Chính phủ thống nhất đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2017 đạt nhiều kết quả tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tỷ giá cơ bản ổn định. Thị trường chứng khoán, trái phiếu phát triển tích cực. Xuất khẩu tăng mạnh. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng khá. Sản xuất nông nghiệp ổn định. Du lịch tiếp tục đà tăng trưởng, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Phát triển doanh nghiệp có xu hướng tích cực. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được chú trọng và thực hiện tốt. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, lao động - việc làm, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân và các lĩnh vực xã hội khác được quan tâm, đạt nhiều kết quả tích cực. An ninh chính trị và trật tự xã hội ổn định.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế - xã hội của nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế chuyển biến chậm. Năng suất lao động thấp, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Các chỉ số sản xuất công nghiệp, cầu tiêu dùng tăng thấp so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng. Giá một số mặt hàng nông sản thấp. Tình hình tai nạn giao thông, cháy nổ còn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, tác động đan xen nhiều mặt đến nền kinh tế nước ta.
Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung cao độ, quyết liệt, sáng tạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. Người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước các cấp phải quán triệt chủ đề hành động của năm 2017 “Tăng cường kỷ cương, đề cao trách nhiệm, thi đua sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững”, coi đây là trọng tâm hành động, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 19-2017/NQ- CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ; trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ giải pháp chủ yếu sau: Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật không còn phù hợp, kiên quyết không để thể chế, chính sách gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như phát triển kinh tế - xã hội; khẩn trương chỉ đạo tiếp thu ý kiến, hoàn thiện các dự án luật đã trình Ủy ban thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 3 đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng; Các Bộ, ngành, nhất là các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công Thương, Ngoại giao, Quốc phòng; Công an thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá diễn biến tình hình kinh tế thế giới và trong nước liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý để chủ động có phương án, đối sách phù hợp, kịp thời; Các Bộ, ngành trung ương và địa phương tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công năm 2017; theo dõi chặt chẽ tình hình giải ngân, kịp thời phát hiện, xử lý khó khăn, vướng mắc đối với từng dự án cụ thể. Nghiêm khắc kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân gây chậm trễ trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực của Nhà nước. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Các Bộ, cơ quan ngang bộ khẩn trương hoàn thiện Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức để trình Chính phủ ban hành…..
Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương thường xuyên rà soát, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, bảo đảm chất lượng và đúng thời hạn. Không để nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành các luật đã có hiệu lực thi hành. Thực hiện nghiêm Quy chế làm việc của Chính phủ trong phối hợp, xử lý các công việc có tính chất liên ngành; không để ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết công việc, nhiệm vụ chung; khi được hỏi ý kiến phải trả lời đúng hạn, đúng vấn đề, rõ quan điểm.
Tiếp thu ý kiến Chính phủ, tiếp tục hoàn thiện một số dự án Luật
07/03/2017
Đây là một trong những yêu cầu được đưa ra tại Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2017 tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2017, tổ chức vào ngày 01 tháng 3 năm 2017.
Theo đó, đối với dự án Luật quản lý nợ công (sửa đổi): Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Chính phủ, hoàn thiện dự án Luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội.
Về dự án Luật thủy sản (sửa đổi): Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Chính phủ, hoàn thiện dự án Luật. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật.
Đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tố cáo: Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Chính phủ, hoàn thiện dự án Luật. Tổng Thanh tra Chính phủ thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật.
Về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dược: Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Chính phủ, hoàn thiện dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trước ngày 20 tháng 3 năm 2017, bảo đảm sự phát triển bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp dược, tăng cường quản lý nhà nước, chống độc quyền và thao túng thị trường thuốc. Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với thuốc, dược chất thuộc danh mục chất cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể. Chính phủ thống nhất cho tiếp tục thực hiện các quy định hiện hành không trái với Luật dược năm 2016 đến khi Nghị định quy định chi tiết Luật dược năm 2016 có hiệu lực thi hành.
Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 02 năm 2017; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017: Chính phủ thống nhất đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2017 đạt nhiều kết quả tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tỷ giá cơ bản ổn định. Thị trường chứng khoán, trái phiếu phát triển tích cực. Xuất khẩu tăng mạnh. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng khá. Sản xuất nông nghiệp ổn định. Du lịch tiếp tục đà tăng trưởng, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Phát triển doanh nghiệp có xu hướng tích cực. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được chú trọng và thực hiện tốt. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, lao động - việc làm, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân và các lĩnh vực xã hội khác được quan tâm, đạt nhiều kết quả tích cực. An ninh chính trị và trật tự xã hội ổn định.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế - xã hội của nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế chuyển biến chậm. Năng suất lao động thấp, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Các chỉ số sản xuất công nghiệp, cầu tiêu dùng tăng thấp so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng. Giá một số mặt hàng nông sản thấp. Tình hình tai nạn giao thông, cháy nổ còn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, tác động đan xen nhiều mặt đến nền kinh tế nước ta.
Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung cao độ, quyết liệt, sáng tạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. Người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước các cấp phải quán triệt chủ đề hành động của năm 2017 “Tăng cường kỷ cương, đề cao trách nhiệm, thi đua sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững”, coi đây là trọng tâm hành động, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 19-2017/NQ- CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ; trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ giải pháp chủ yếu sau: Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật không còn phù hợp, kiên quyết không để thể chế, chính sách gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như phát triển kinh tế - xã hội; khẩn trương chỉ đạo tiếp thu ý kiến, hoàn thiện các dự án luật đã trình Ủy ban thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 3 đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng; Các Bộ, ngành, nhất là các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công Thương, Ngoại giao, Quốc phòng; Công an thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá diễn biến tình hình kinh tế thế giới và trong nước liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý để chủ động có phương án, đối sách phù hợp, kịp thời; Các Bộ, ngành trung ương và địa phương tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công năm 2017; theo dõi chặt chẽ tình hình giải ngân, kịp thời phát hiện, xử lý khó khăn, vướng mắc đối với từng dự án cụ thể. Nghiêm khắc kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân gây chậm trễ trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực của Nhà nước. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Các Bộ, cơ quan ngang bộ khẩn trương hoàn thiện Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức để trình Chính phủ ban hành…..
Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương thường xuyên rà soát, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, bảo đảm chất lượng và đúng thời hạn. Không để nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành các luật đã có hiệu lực thi hành. Thực hiện nghiêm Quy chế làm việc của Chính phủ trong phối hợp, xử lý các công việc có tính chất liên ngành; không để ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết công việc, nhiệm vụ chung; khi được hỏi ý kiến phải trả lời đúng hạn, đúng vấn đề, rõ quan điểm.