Đến năm 2020 giảm từ 3% - 5% tổng số vụ phạm tội hình sự so với năm 2016Đây là mục tiêu của Chương trình phòng, chống tội phạm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 199/QĐ-TTg ngày 14/2/2017.
Mục tiêu của Chương trình là kiềm chế, phấn đấu đến năm 2020 giảm từ 3% - 5% tổng số vụ phạm tội hình sự so với năm 2016, nhất là tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm ở các địa bàn trọng điểm; giảm 15% đến 20 % số vụ án do người chưa thành niên thực hiện và giảm từ 5-7% tội phạm xâm hại trẻ em.
Bênh cạnh đó, mục tiêu của Chương trình còn hướng tới việc giảm phần trăm tội phạm ở nhiều lĩnh vực:
Hằng năm, tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt từ 75% trở lên, các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt 95% trở lên; hạn chế phát sinh đối tượng truy nã mới; bắt giữ, vận động đầu thú 30% đối tượng truy nã mới phát sinh; 100% tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố được tiếp nhận, xử lý; tăng 5 - 10% tỷ lệ khởi tố điều tra các vụ án về kinh tế, tham nhũng trên tổng số vụ việc được phát hiện; tăng 5%-10% số vụ phạm tội về ma túy được phát hiện, bắt giữ;
Ít nhất 50% số khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chí “An toàn về an ninh, trật tự”; chuyển hóa thành công 60% địa bàn được xác định là trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội;
Giảm tỷ lệ người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân trốn, chết, phạm tội mới ở nơi giam giữ. Giảm tỷ lệ tái phạm tội trong số người chấp hành xong án phạt tù xuống dưới 15%; tư vấn, hỗ trợ tìm việc làm cho 100% người chấp hành xong án phạt tù;
Giải quyết, xét xử các vụ án hình sự từ 95% trở lên, phấn đấu đảm bảo ra quyết định thi hành án phạt tù đúng thời hạn đối với 100% số người bị kết án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Cũng tại Quyết định 199/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ cũng giao cho Bộ Công an chủ trì xây dựng, phê duyệt thực hiện một số đề án sau:
Phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia
Bộ Công an được giao chủ trì xây dựng Đề án Phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia. Đề án nhằm mục tiêu:
Chủ động nắm tình hình, phát hiện, rà soát, lên danh sách các băng, nhóm có biểu hiện hoạt động phạm tội, áp dụng biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, khám phá, triệt xóa, vô hiệu hóa các băng nhóm tội phạm. Kiên quyết không để hình thành, tồn tại các băng nhóm tội phạm mà không bị phát hiện triệt phá.
Tập trung tấn công, trấn áp mạnh mẽ các băng nhóm tội phạm, phấn đấu giảm tỷ lệ phạm pháp hình sự xuống từ 3% đến 5% so với giai đoạn trước khi triển khai đề án (2011 - 2015).
Nâng cao tỷ lệ điều tra, khám phá, triệt xóa, vô hiệu hóa các băng nhóm tội phạm từ 10 - 15% so với giai đoạn trước khi triển khai đề án. Đảm bảo tỷ lệ điều tra khám phá các vụ án do băng nhóm tội phạm gây ra đạt trên 75% trở lên, trọng án do băng nhóm tội phạm gây ra đạt 90% đến 95% trở lên.
Chủ động phát hiện và ngăn chặn từ xa sự xâm nhập của các băng, nhóm tội phạm xuyên quốc gia vào Việt Nam hoạt động phạm tội, nhất là tội phạm về ma túy, tội phạm sử dụng công nghệ cao, khủng bố... và các băng nhóm “mafia”, các tổ chức tội phạm quốc tế.
Chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội
Cùng với Đề án Phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, Bộ Công an cũng được giao xây dựng Đề án chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Mục tiêu của Đề án nhằm:
Hàng năm tổ chức chuyển hóa thành công ít nhất 60% tổng số địa bàn được lựa chọn chuyển hóa.
Giữ vững và ổn định tình hình an ninh, trật tự, không để xảy ra đột xuất bất ngờ, không để hình thành điểm nóng phức tạp về an ninh, trật tự, kiềm chế và từng bước kéo giảm sự gia tăng của các loại tội phạm.
Tại các địa bàn lựa chọn chuyển hóa không có tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen”; tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt từ 75% trở lên, các loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt 95% trở lên trên tổng số án khởi tố. Hàng năm, bắt giữ, vận động đầu thú 30% số đối tượng truy nã tại địa bàn.
Giảm tỷ lệ tái phạm tội trong số người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương xuống dưới 15%.
100% các địa bàn lựa chọn chuyển hóa tiến hành xây dựng và củng cố được ít nhất 01 mô hình vận động nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm đảm bảo an ninh, trật tự theo hướng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải hoạt động hiệu quả.
100% hộ dân tại địa bàn lựa chọn chuyển hóa được phổ biến tuyên truyền về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
Tăng cường hiệu quả công tác phối hợp phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới, trên biển
Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng cũng được giao chủ trì xây dựng Đề án Tăng cường hiệu quả công tác phối hợp phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới, trên biển. Mục tiêu của Đề án nhằm:
Tăng cường phối hợp trong phòng, chống tội phạm, phấn đấu đến năm 2020 giảm từ 3 - 5% tổng số vụ phạm tội hình sự tại khu vực biên giới, trên biển so với năm 2016.
Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đấu tranh, trấn áp tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm hình sự nguy hiểm hoạt động có tổ chức xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm ma túy, nhất là vận chuyển ma túy có vũ trang; buôn lậu; mua bán người; mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, cướp tài sản... ở khu vực biên giới.
Phối hợp có hiệu quả trong xây dựng xã, phường, thị trấn ở khu vực biên giới vững mạnh, đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, chủ động nắm tình hình, phòng ngừa có hiệu quả các loại tội phạm. Phối hợp chuyển hóa thành công 60% địa bàn khu vực biên giới được xác định trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội.
Tăng cường đầu tư nguồn lực (nhân lực, vật lực) cho công tác phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới, trên biển. Ưu tiên cho lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đến năm 2020 giảm từ 3% - 5% tổng số vụ phạm tội hình sự so với năm 2016
20/02/2017
Đây là mục tiêu của Chương trình phòng, chống tội phạm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 199/QĐ-TTg ngày 14/2/2017.
Mục tiêu của Chương trình là kiềm chế, phấn đấu đến năm 2020 giảm từ 3% - 5% tổng số vụ phạm tội hình sự so với năm 2016, nhất là tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm ở các địa bàn trọng điểm; giảm 15% đến 20 % số vụ án do người chưa thành niên thực hiện và giảm từ 5-7% tội phạm xâm hại trẻ em.
Bênh cạnh đó, mục tiêu của Chương trình còn hướng tới việc giảm phần trăm tội phạm ở nhiều lĩnh vực:
Hằng năm, tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt từ 75% trở lên, các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt 95% trở lên; hạn chế phát sinh đối tượng truy nã mới; bắt giữ, vận động đầu thú 30% đối tượng truy nã mới phát sinh; 100% tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố được tiếp nhận, xử lý; tăng 5 - 10% tỷ lệ khởi tố điều tra các vụ án về kinh tế, tham nhũng trên tổng số vụ việc được phát hiện; tăng 5%-10% số vụ phạm tội về ma túy được phát hiện, bắt giữ;
Ít nhất 50% số khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chí “An toàn về an ninh, trật tự”; chuyển hóa thành công 60% địa bàn được xác định là trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội;
Giảm tỷ lệ người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân trốn, chết, phạm tội mới ở nơi giam giữ. Giảm tỷ lệ tái phạm tội trong số người chấp hành xong án phạt tù xuống dưới 15%; tư vấn, hỗ trợ tìm việc làm cho 100% người chấp hành xong án phạt tù;
Giải quyết, xét xử các vụ án hình sự từ 95% trở lên, phấn đấu đảm bảo ra quyết định thi hành án phạt tù đúng thời hạn đối với 100% số người bị kết án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Cũng tại Quyết định 199/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ cũng giao cho Bộ Công an chủ trì xây dựng, phê duyệt thực hiện một số đề án sau:
Phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia
Bộ Công an được giao chủ trì xây dựng Đề án Phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia. Đề án nhằm mục tiêu:
Chủ động nắm tình hình, phát hiện, rà soát, lên danh sách các băng, nhóm có biểu hiện hoạt động phạm tội, áp dụng biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, khám phá, triệt xóa, vô hiệu hóa các băng nhóm tội phạm. Kiên quyết không để hình thành, tồn tại các băng nhóm tội phạm mà không bị phát hiện triệt phá.
Tập trung tấn công, trấn áp mạnh mẽ các băng nhóm tội phạm, phấn đấu giảm tỷ lệ phạm pháp hình sự xuống từ 3% đến 5% so với giai đoạn trước khi triển khai đề án (2011 - 2015).
Nâng cao tỷ lệ điều tra, khám phá, triệt xóa, vô hiệu hóa các băng nhóm tội phạm từ 10 - 15% so với giai đoạn trước khi triển khai đề án. Đảm bảo tỷ lệ điều tra khám phá các vụ án do băng nhóm tội phạm gây ra đạt trên 75% trở lên, trọng án do băng nhóm tội phạm gây ra đạt 90% đến 95% trở lên.
Chủ động phát hiện và ngăn chặn từ xa sự xâm nhập của các băng, nhóm tội phạm xuyên quốc gia vào Việt Nam hoạt động phạm tội, nhất là tội phạm về ma túy, tội phạm sử dụng công nghệ cao, khủng bố... và các băng nhóm “mafia”, các tổ chức tội phạm quốc tế.
Chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội
Cùng với Đề án Phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, Bộ Công an cũng được giao xây dựng Đề án chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Mục tiêu của Đề án nhằm:
Hàng năm tổ chức chuyển hóa thành công ít nhất 60% tổng số địa bàn được lựa chọn chuyển hóa.
Giữ vững và ổn định tình hình an ninh, trật tự, không để xảy ra đột xuất bất ngờ, không để hình thành điểm nóng phức tạp về an ninh, trật tự, kiềm chế và từng bước kéo giảm sự gia tăng của các loại tội phạm.
Tại các địa bàn lựa chọn chuyển hóa không có tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen”; tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt từ 75% trở lên, các loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt 95% trở lên trên tổng số án khởi tố. Hàng năm, bắt giữ, vận động đầu thú 30% số đối tượng truy nã tại địa bàn.
Giảm tỷ lệ tái phạm tội trong số người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương xuống dưới 15%.
100% các địa bàn lựa chọn chuyển hóa tiến hành xây dựng và củng cố được ít nhất 01 mô hình vận động nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm đảm bảo an ninh, trật tự theo hướng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải hoạt động hiệu quả.
100% hộ dân tại địa bàn lựa chọn chuyển hóa được phổ biến tuyên truyền về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
Tăng cường hiệu quả công tác phối hợp phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới, trên biển
Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng cũng được giao chủ trì xây dựng Đề án Tăng cường hiệu quả công tác phối hợp phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới, trên biển. Mục tiêu của Đề án nhằm:
Tăng cường phối hợp trong phòng, chống tội phạm, phấn đấu đến năm 2020 giảm từ 3 - 5% tổng số vụ phạm tội hình sự tại khu vực biên giới, trên biển so với năm 2016.
Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đấu tranh, trấn áp tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm hình sự nguy hiểm hoạt động có tổ chức xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm ma túy, nhất là vận chuyển ma túy có vũ trang; buôn lậu; mua bán người; mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, cướp tài sản... ở khu vực biên giới.
Phối hợp có hiệu quả trong xây dựng xã, phường, thị trấn ở khu vực biên giới vững mạnh, đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, chủ động nắm tình hình, phòng ngừa có hiệu quả các loại tội phạm. Phối hợp chuyển hóa thành công 60% địa bàn khu vực biên giới được xác định trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội.
Tăng cường đầu tư nguồn lực (nhân lực, vật lực) cho công tác phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới, trên biển. Ưu tiên cho lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.