Trưng cầu ý dân: Để dân thực sự quyết vấn đề “quốc kế dân sinh”

24/06/2015
Thảo luận về dự thảo Luật trưng cầu ý dân (TCYD) chiều nay - 23/6, nhiều ĐBQH còn băn khoăn về những điều kiện đảm bảo cho phương thức này không phải là “hư quyền” trong thực tế vì TCYD là một phương thức để người dân trực tiếp thể hiện ý chí và quyền lực của mình đối với các vấn đề quan trọng của đất nước trong từng thời điểm cụ thể.

Vấn đề quốc gia phải TCYD cả nước

Đa số ĐBQH cho rằng, các cuộc TCYD được thực hiện trên phạm vi cả nước là phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về thẩm quyền quyết định TCYD của Quốc hội. Đồng thời, những vấn đ đưa ra TCYD phải là những vấn đ có ý nghĩa tầm quốc gia đưa ra đ toàn dân quyết định, còn những vấn đ mang tính địa phương hoặc khu vực thì áp dụng hình thức lấy ý kiến nhân dân trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Theo ĐB Trần Xuân Hòa (Quảng Ninh), TCYD trên phạm vi toàn quốc thống nhất với thẩm quyền quyết định TCYD là thuộc về Quốc hội; đồng thời phù hợp với nguyên tắc các vấn đề được đưa ra TCYD phải là các vấn đề có tầm quan trọng lớn, ảnh hưởng đến lợi ích chung của quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của đông đảo nhân dân trong xã hội.

ĐB Nguyễn Lâm Thành (Hải Phòng) cho rằng, đối với các vấn đề liên quan đến đời sống của nhân dân ở một số địa phương hoặc vùng lãnh thổ nhất định thì hiện nay pháp luật đã quy định cơ chế bảo đảm có sự tham gia ý kiến của người dân trực tiếp chịu tác động (ví dụ như việc cần lấy ý kiến của nhân dân địa phương trong trường hợp nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, lấy ý kiến nhân dân về xây dựng nhà máy điện hạt nhân…). Tính chất và giá trị pháp lý của các hình thức lấy ý kiến nhân dân theo nhóm đối tượng hay địa bàn này khác so với TCYD thực hiện trên quy mô toàn quốc.

Không đồng tình với những lập luận trên, ĐB Đỗ Ngọc Niễn (Bình Thuận) thấy có những vấn đ quan trọng của đất nước nhưng phạm vi tác động chỉ một khu vực thì Quốc hội vẫn quyết định TCYD nhưng chỉ cần tổ chức TCYD khu vực đó, ví dụ như xây dựng nhà máy điện hạt nhân hay một dự án kinh tế xã hội có liên quan đến một hoặc một số tỉnh, TP.

Lo ngại “thiểu số dẫn dắt đa số”

Liên quan đến vấn đề này, dự thảo xây dựng trên cơ sở kết quả cuộc TCYD có giá trị quyết định, do đó, kết quả cuộc TCYD phải đảm bảo số lượng cử tri nhất định theo công thức “quá bán kép” cụ thể là: “Cuộc TCYD hợp lệ phải được quá nửa tổng số cử tri có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu. Phương án TCYD được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành được công bố để thi hành”. Nhiều ĐBQH tán thành phương án này, trong đó ĐB Nguyễn Thanh Thụy (Bình Đình) cho rằng, qui định như vậy sẽ đảm bảo tính quyết định của kết quả TCYD. ĐB Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) đồng tình phương án này vì “thực tiễn nước ta nếu số phiếu quá cao thì dễ hình thức”.

Ngược lại, ĐB Trần Hồng Thắm (Cần Thơ) lại tán thành phương án ngoài các điều kiện như phương án 1, bổ sung điều kiện “trong trường hợp TCYD về Hiến pháp thì cuộc TCYD hợp lệ phải được quá hai phần ba tổng số cử tri có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu và phương án được quá hai phần ba số phiếu hợp lệ tán thành được công bố để thi hành.

Nhưng ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) nhận thấy, cả hai phương án qui định về kết quả TCYD như dự thảo đều không đảm bảo tính đại diện khi rất dễ rơi vào tình trạng “thiểu số dẫn dắt đa số” đối với vấn đề TCYD. ĐB kiến nghị qui định, chỉ  công nhận kết quả TCYD khi có số phiếu hợp lệ tán thành hơn 50% tổng số cử tri trong danh sách nghĩa là phải hơn 50% cử tri đi bầu và số hợp lệ cũng phải hơn 50% mới đảm bảo đa số tuyệt đối./.

H.Giang