Giới thiệu bộ tài liệu nghiên cứu, chuẩn bị cho việc gia nhập Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế và các Công ước của tổ chức này

12/12/2010
Được sự ủy quyền của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, ngày 7/12/2010, tại thành phố La Hay của Vương quốc Hà Lan, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam Huỳnh Minh Chính đã ký gia nhập Công ước La Hay năm 1993 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam ký gia nhập một công ước của Hội nghị La-hay về tư pháp quốc tế. Sự kiện này sẽ đánh dấu bước mở đầu cho việc Việt Nam gia nhập các Công ước khác của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế. cũng như gia nhập Hội nghị này với tư cách là một thiết chế quốc tế về hợp tác pháp luật và tư pháp.[i]

Hơn 2 năm trước đây, tại Diễn đàn pháp luật ASEAN lần thứ 4 về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại tổ chức tại Hà Nội (tháng 4 năm 2008), đại diện Ủy ban Thường trực Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế[ii] đã tham dự và có các bài phát biểu giới thiệu rất đầy đủ, chi tiết về Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế cũng như các Công ước của tổ chức này[iii].

Để  cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết nhất cho việc nghiên cứu gia nhập Hội nghị La Hay và các Công ước của tổ chức này, chúng tôi xin giới thiệu toàn văn gần 500 trang bản dịch tiếng Việt các tài liệu nói trên, bao gồm Bản dịch tiếng Việt Quy chế của Hội nghị La Hay về TPQT và  05 (Năm)  bài viết của các chuyên gia đến từ Ủy ban thường trực Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế và một số quốc gia thành viên Hội nghị và/ hoặc Công ước La Hay về TPQT, trình bày: 1) lịch sử hình thành và phát triển của Hội nghị La Hay về TPQT, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của tổ chức này; 2) tổng quan tình hình soạn thảo, đàm phán và gia nhập các Công ước La Hay; 3) trình tự, thủ tục gia nhập, những thuận lợi của một quốc gia khi là thành viên của Hội nghị La Hay và các Công ước La Hay; 4) những kết quả đã đạt được, những mặt thuận lợi, khó khăn trong quá trình soạn thảo, đàm phán và gia nhập các Công ước La Hay; 5) Kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia thành viên trong việc xây dựng, đàm phán và thực hiện các Công ước La Hay; 6) Nội dung cụ thể của ((i) Công ước La Hay ngày 05/10/1961 về xoá bỏ các yêu cầu về hợp pháp hóa giấy tờ tài liệu công vụ; và (ii) Công ước La Hay ngày 15/11/1965 về Tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại) cũng như bản dịch toàn văn các Công ước này.[iv]

Ngoài những  tài liệu nêu trên, chúng tôi cũng xin đăng và sẽ tiếp tục đăng tải bản dịch tiếng Việt các Công ước sau của Hội nghị La Hay về TPQT[v];

1.     Công ước ngày 01/03/1954 về thủ tục tố tụng dân sự

2.     Công ước ngày 15/6/1955 về luật áp dụng trong mua bán hàng hoá quốc tế  

3.     Công ước ngày 15/04/1958 về luật điều chỉnh chuyển giao quyền sở hữu trong mua bán hàng hoá quốc tế  

4.     Công ước ngày 15/04/1958 về quyền tài phán của cơ quan phân xử được lựa chọn trong mua bán hàng hoá quốc tế  

5.     Công ước ngày 15/6/1955 về giải quyết xung đột giữa luật theo quốc tịch và luật theo nơi cư trú  

6.     Công ước ngày 01/6/1956 về công nhận địa vị pháp lý của các công ty, hiệp hội và tổ chức nuớc ngoài  

7.     Công ước ngày 24/10/1956 về luật áp dụng đối với nghĩa vụ cấp dưỡng cho trẻ em

8.     Công ước ngày 15/04/1958 về công nhận và thi hành các quyết định liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng cho trẻ em

9.     Công ước ngày 05/10/1961 về quyền hạn của các cơ quan nhà nước và luật áp dụng đối với việc bảo vệ trẻ em  

10. Công ước ngày 05/10/1961 về xung đột pháp luật liên quan đến hình thức định đoạt tài sản bằng di chúc  

11. Công ước ngày 15/11/1965 về Quyền tài phán, luật áp dụng và công nhận các quyết định về con nuôi  

12. Công ước ngày 25/11/1965 về Lựa chọn toà án  

13. Công ước ngày 01/02/1971 về Công nhận và thi hành bản án dân sự và thương mại của nuớc ngoài   

14.  Nghị định thư ngày 01/02/1971 bổ sung cho Công ước về Công nhận và thi hành bản án dân sự và thương mại của nuớc ngoài  

15. Công ước ngày 01/6/1970 về Công nhận ly hôn và ly thân  

16. Công ước ngày 04/05/1971 về Luật áp dụng đối với tai nạn giao thông  

17.  Công ước ngày 18/03/1970 về Thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong vấn đề dân sự và thương mại  

18. Công ước ngày 02/10/1973 về Quản lý quốc tế di sản của người chết  

19. Công ước ngày 02/10/1973 về Luật áp dụng đối với trách nhiệm sản phẩm  

20. Công ước ngày 02/10/1973 về Công nhận và thi hành các quyết định liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng  

21. Công ước ngày 02/10/1973 về Luật áp dụng đối với nghĩa vụ cấp dưỡng  

22. Công ước ngày 14/03/1978 về Luật áp dụng đối với chế độ tài sản hôn nhân  

23. Công ước ngày 14/03/1978 về Công nhận hiệu lực hôn nhân  

24. Công ước ngày 14/03/1978 về Luật áp dụng đối với các tổ chức  

25. Công ước ngày 25/10/1980 về Các khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em  

26. Công ước ngày 25/10/1980 về Tiếp cận quốc tế công lý  

27. Công ước ngày 01/7/1985 về Luật áp dụng đối với hợp đồng uỷ thác và công nhận hợp đồng đó  

28. Công ước ngày 22/12/1986 về Luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế  

29. Công ước ngày 01/8/1989 về Luật áp dụng đối với thừa kế di sản của người chết  

30. Công ước ngày 29/05/1993 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế  

31. Công ước ngày 19/10/1996 về Quyền tài phán, luật áp dụng, công nhận, thi hành và hợp tác liên quan đến trách nhiệm của cha mẹ và và các biện pháp bảo vệ trẻ em

32. Công ước ngày 13/01/2000 về Bảo vệ quốc tế đối với ngưòi thành niên  

33. Công ước ngày 05/7/2006 về Luật áp dụng đối với một số quyền đối với chứng khoán do bên trung giam nắm giữ  

34. Công ước ngày 30/6/2005 về Thoả thuận lựa chọn toà án.

35. Công ước ngày 24 tháng 11 năm 2008 về cấp dưỡng con và cấp dưỡng gia đình.

36. Nghị định thư ngày 24 tháng 11 năm 2008 về luật áp dụng đối với cấp dưỡng con và cấp dưỡng gia đình


[i] Đây cũng là chủ trương của Nhà nước và Chính phủ ta được thể hiện tại Công văn số 3241/VPCP-QHQT ngày 20 tháng 05 năm 2008, theo đó Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án về khả năng Việt Nam gia nhập các công ước của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế. 

[ii] Các đại diện của Hội nghị La Hay về TPQT là Ông Christophe André Bernasconi, Bí thư thứ nhất, Ủy ban thường trực, Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế và Bà Frederike Eva Maria, Tuỳ viên cho Tổng thư ký, Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế.  

[iv] Ngoài bản dịch các bài viết của chuyên gia Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, đề nghị tham khảo bản dịch tiếng Việt các bài viết của chuyên gia tư pháp quốc tế đến từ các quốc gia Australia, Trung quốc (Trung quốc lục địa, Hồng Kông và Ma cao) cũng như các bài nghiên cứu của cá nhân tác giả Đặng Hoàng Oanh, Vụ HTQT, Bộ Tư pháp (tài liệu đăng tải trên trang Công thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và một số Trang web, Tạp chí khác, từ tháng 4.2008 đến nay. Bên cạnh đó, đề nghị xem thêm các Báo cáo của Đặng Hoàng Oanh với tư cách là đại diện duy nhất của Việt Nam được cử tham dự các phiên họp của  Hội nghị La Hay về TPQT nhằm soạn thảo, đàm phán một số công cụ pháp lý quốc tế của tổ chức này (Báo cáo tháng 5/2007 và tháng 11/2007). Tại các Báo cáo này, chuyên gia Đặng Hoàng Oanh đã lần đầu tiên đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nghiên cứu, xem xét, quyết định chủ trương Việt Nam gia nhập Hội nghị La Hay về TPQT và các Công ước trong khuôn khổ thiết chế hợp tác pháp luật này. Các đề xuất này cũng đã được Lãnh đạo Bộ Tư pháp xem xét, quyết định đưa ra thảo luận tại Diễn đàn pháp luật ASEAN lần thứ Tư (5.2008) và sau đó đưa vào danh mục các kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tại Báo cáo kết quả Diễn đàn pháp luật ASEAN. Toàn bộ các kiến nghị của Bộ Tư pháp tại Báo cáo nêu trên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Công văn số 3241/VPCP-QHQT ngày 20 tháng 05 năm 2008. (các văn bản này đều có trong tài liệu đính kèm bài viết này)

[v] Các Công ước do Hội nghị La Hay chuẩn bị từ năm 1951 hiện đã được in ấn, đăng tải trong Bộ sưu tập Công ước do Cơ quan thường trực xuất bản định kỳ (bản mới nhất: Bộ sưu tập Công ước  - 1951-2003). Các tài liệu đầu tiên, các dự thảo Công ước đầu tiên và các biên bản thảo luận, cũng như các Báo cáo giải thích về nội dung đã được thông qua có trong tài liệu về Thủ tục được biên tập sau mỗi Phiên họp. Sổ tay thực hành về Công ước về Tống đạt giấy tờ và Công ước về Thu thập chứng cứ đã được xuất bản vào năm 1983 và 1985 và được bổ sung hoặc chỉnh lý thường xuyên.

Ngoài ra, một danh sách được cập nhật các ấn phẩm về Hội nghị La Hay và các Công ước của Hội nghị cũng như tuyển tập các cuốn sách và bài viết về mối quan hệ giữa các Công ước La hay và các điều ước khu vực và quốc tế khác cũng đã được hoàn thành và cho  sử dụng.

Đặng Hoàng Oanh, Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tư pháp

Bài có liên quan:



File đính kèm