Phối hợp công tác giữa ngành Tư pháp với Toà án và Kiểm sát: Ghi nhận những chuyển biến sâu sắc!

25/02/2009
"Sự phối hợp đã tạo được những chuyển biến sâu sắc về chất trong nhiều mặt công tác của ngành tư pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực thi hành án dân sự khi nhiều vụ thi hành án phức tạp, kéo dài đã được giải quyết dứt điểm trong năm 2008.”

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã phát biểu như vậy đầy phấn khởi và xúc động tại Hội nghị phối hợp giữa các cơ quan tư pháp Trung ương vừa được VKSNDTC tổ chức. Để có được sự “đột phá” đó, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tư pháp đã chủ động tổ chức các cuộc họp (vào các ngày 10/5/2008 và 16/5/2008) với Ban cán sự Đảng, lãnh đạo TANDTC, VKSNDTC về cơ chế phối hợp giữa ngành tư pháp với ngành kiểm sát, toà án nhằm tăng cường sự hiểu bi7871?t lẫn nhau, phối hợp chặt chẽ với nhau, cùng giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ.

Mảng công tác thi hành án dân sự được Bộ tư pháp đánh giá là đạt được thành tích nổi bật. Năm qua, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với TANDTC, VKSNDTC, Uỷ ban tư pháp của quốc hội và các cơ quan hữu quan trong việc chuẩn bị nội dung dự thảo trình Quốc hội xem xét, thông qua Luật THADS, đồng thời tiếp tục phối hợp trong việc soạn thảo các văn bản hướng dẫn Luật này trong năm 2009 (dự kiến 3 Nghị định và 2 Thông tư liên tịch). Cùng với công tác xây dựng VBQPPL, việc rà soát văn bản quy phạm cũng đư?ợc chú trọng. Bộ đã ban hành Quyết định thành lập Tổ rà soát VBQPPL phục vụ cho việc áp dụng thống nhất Luật THADS. Về xét miễn, giảm THA với khoản tiền phạt, án phí, Bộ đã tập hợp những vướng mắc, bất cập từ việc triển khai Thông tư liên tịch số 02/TTLT-2005/VKSNDTC-TANDTC-BTP-BCA-BTC ngày 17/6/2005 để sắp tới khi xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật THADS các cơ quan hữu quan cần quan tâm, xử lý khắc phục những vướng mắc trên. Bộ Tư pháp cũng phối hợp tốt với ngành kiểm sát trong việc kiểm tra  liên ngành với các cơ quan THA ở địa phương. Cũng trong năm 2008, Bộ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo CCTP Trung ương Đề án Thừa phát lại áp dụng trong công tác THADS.

Công tác bổ trợ tư pháp cũng được đánh giá là đạt được tiến bộ vượt trội khi việc quản lý hoạt động luật sư và giám định có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với liên ngành toà án, kiểm sát, công an. Cụ thể, Bộ đã phối hợp soạn thảo Thông tư liên tịch về hoạt động tham gia tố tụng của luật sư, đã xây dựng triển khai các Đề án, Chiến lược về nhằm tăng cường đội ngũ luật sư, đáp ứng nhu cầu xã hội. Bộ Tư pháp và Bộ Công an cũng thườn g xuyên trao đổi, thông báo về tình hình tổ chức và hoạt động luật sư, những diễn biến phức tạp về tư tưởng chính trị của một số luật sư, trao đổi các biện pháp phối hợp trong quản lý về tổ chức, hoạt động của đội ngũ luật sư. Liên ngành tư pháp- công an- kiểm sát cũng có sự phối hợp khá tốt trong mảng công tác giám định tư pháp. Bộ đã tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện các quy định của BLTTHS liên quan đến hoạt động giám định tư pháp, tổng kết thự c hiện Pháp lệnh giám định tư pháp nhằm phục vụ cho việc hoàn thiện, sửa đổi BLTTHS và xây dựng Luật Giám định tư pháp. Đối với ngành toà án, Bộ Tư pháp đã phối hợp, góp ý kiến xây dựng Dự thảo Pháp lệnh về phí giám định tư pháp trong lĩnh vực tố tụng dân sự và hành chính.

Hoạt động tương trợ tư pháp (TTTP) cũng đạt được nhiều chuyển biến tích cực khi liên ngành Tư pháp, Toà án, Kiểm sát đã phối hợp, soạn thảo trình Chính phủ thông qua Nghị định 92/2008/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TTTP. Phối hợp với các ngành hữu quan, Bộ cũng đã hoàn tất Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành một số quy định về TTTP trong lĩnh vực dân sự. Với sự tham gia của Bộ, TANDTC chủ trì  soạn thảo Thông tư liên tịch về dẫn  độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù (dự thảo), VKSNDTC chủ trì soạn dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành Luật TTTP về lĩnh vực hình sự. Bộ Tư pháp còn phối hợp với TANDTC tổ chức tập huấn cho các TAND địa phương về những văn bản quy định trình tự, thủ tục và các yêu cầu liên quan đến uỷ thác tư pháp. Trong tháng 7/2008, Bộ đã tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao kỹ năng thực hiện các uỷ thác tư pháp quN89?c tế và tổ chức tập huấn Luật TTTP ở cả 3 miền.

Sự phối hợp liên ngành còn tạo sự chuyển biến sâu sắc, toàn diện trên các mặt công tác khác của ngành tư pháp như hoạt động trợ giúp pháp lý, hợp tác quốc tế... Trên cơ sở những thành tích đã đạt được, Bộ Tư pháp đã xây dựng những đề xuất về phối hợp công tác năm 2009 nhằm phối hợp chặt chẽ hơn nữa để nâng cao hiệu quả công tác, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, giúp nhau cùng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình theo yêu cầu CCTP.

Quỳnh Lưu