Quyền của người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam 01/10/2015

Ở tất cả các quốc gia trên thế giới, người chưa thành niên đang phải tham gia vào các thủ tục tố tụng của Toà án do việc thực hiện những hành vi trái pháp luật hình sự bị coi là tội phạm. Điều này có nghĩa rằng, người chưa thành niên trực tiếp tham gia các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự. Quan hệ này diễn ra vào thời điểm mà người chưa thành niên vốn rất dễ bị tổn thương đang cần được giúp đỡ và hướng dẫn nhất. Các thủ tục, các kỹ năng tố tụng đặc biệt hết sức quan trọng để bảo đảm rằng sự tiếp xúc với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thì các em được đối xử một cách công bằng, được tạo cơ hội và hướng dẫn để chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình và hơn thế nữa, được tạo một cơ hội tránh mắc phải những sai phạm như vậy trong tương lai để lớn lên thành những người có trách nhiệm.

Đối tượng không được bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước – bất cập và kiến nghị 01/10/2015

Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 35/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18/6/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010. Và cũng theo khoản 2 Điều 65 của Luật này, các văn bản quy phạm pháp luật sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 35/2009/QH12 (viết tắt Luật TNBTCNN) có hiệu lực: