Các quyền hiến định về chính trị của công dân trong Hiến pháp Việt Nam 08/08/2016

Cùng với các quyền công dân khác, các quyền chính trị của công dân được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện là một trong những thành quả vĩ đại nhất của cách mạng nước ta – từ cách mạng dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, trực tiếp phản ánh sự làm chủ về chính trị của nhân dân dưới chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Phân biệt hoãn phiên tòa và tạm ngừng phiên tòa theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 03/08/2016

Hoãn phiên tòa và tạm ngừng phiên tòa là hai thuật ngữ được sử dụng trong BLTTHS 2015, tính chất của hai khái niệm này là khác nhau, tuy nhiên về mặt hệ quả pháp lý thì giống nhau, nghĩa là đều làm cho vụ án hình sự không được xét xử trong một thời hạn nhất định. Do vậy, trong nhiều trường hợp còn gây nhầm lẫn nên việc phân biệt hai thuật ngữ này vô cùng quan trọng trong hoạt động tố tụng.

Bàn về trình tự phát biểu khi tranh luận của bị cáo, người bào chữa cho bị cáo trong BLTTHS năm 2015 01/08/2016

Khoản 2 Điều 217 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định trình tự phát biểu khi tranh luận: "Bị cáo trình bày lời bào chữa, nếu bị cáo có người bào chữa thì người này bào chữa cho bị cáo. Bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa". Quy định như trên đã dẫn đến thực trạng khi xét xử, Chủ toạ phiên toà phải điều khiển phần tranh luận theo trình tự: trong trường hợp bị cáo khi tham gia phiên toà mà có người bào chữa thì người này sẽ bào chữa thay cho bị cáo, còn bị cáo chỉ trình bào lời bào chữa bổ sung nếu có. Như vậy, bị cáo đáng lẽ phải là "nhân vật chính" trong vụ án thực hiện việc bào chữa cho chính mình thì lại bị quy định trở thành "nhân vật phụ", trình bày lời bào chữa bổ sung.

Tình tiết giảm nhẹ TNHS “Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn” trong BLHS năm 2015 01/08/2016

Tình tiết giảm nhẹ (TTGN) trách nhiệm hình sự là tình tiết của vụ án hình sự có ý nghĩa làm giảm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phản ánh khả năng cải tạo tốt hoặc hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội đáng được khoan hồng. Các TTGN trách nhiệm hình sự được quy định chi tiết từ điểm a đến điểm x tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015, là một trong những căn cứ mà Tòa án phải xem xét khi quyết định hình phạt. Nghiên cứu các TTGN này có thể thấy, rất nhiều các TTGN được nhà làm luật kế thừa từ các TTGN trách nhiệm hình sự được quy định từ điểm a đến điểm s tại khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), và trong nhiều các TTGN đó được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng trong một số nghị quyết, như: Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP, ngày 04/8/2000, hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999; Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP, ngày 12/5/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, với các TTGN chưa được hướng dẫn cụ thể thì thực tiễn áp dụng vẫn còn có nhiều cách hiểu, vận dụng khác nhau, trong đó có TTGN “Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999.

Điểm mới trong TTGQ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn 21/07/2016

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 có hiệu lực từ ngày 01/01/2005, việc giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình tại Tòa án thực hiện theo một trong hai hình thức là vụ án hôn nhân và gia đình trong trường hợp có tranh chấp hoặc việc hôn nhân và gia đình khi các bên không có tranh chấp, chỉ yêu cầu công nhận sự kiện pháp lý liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình. Trong các việc về hôn nhân và gia đình mà Tòa án thụ lý thì chiếm phần lớn là việc thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

Tình tiết “Phạm tội 02 lần trở lên”, “Tái phạm, tái phạm nguy hiểm” trong BL Hình sự 2015 và kiến nghị 18/07/2016

Nhân thân là vấn đề được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như triết học, xã hội học, tâm lí học, luật học,… Khi nói “con người”, khái niệm này vừa có ý nghĩa sinh học vừa có ý nghĩa xã hội. Nhưng khi nói đến nhân thân chủ yếu là nói đến con người với tính cách là thành viên của xã hội, người tham gia vào quan hệ xã hội, là thực thể xã hội. Khái niệm này chỉ bao gồm những đặc điểm về xã hội, tâm lý và có thể một số đặc điểm về sinh học có ý nghĩa về mặt xã hội như giới tính, tuổi tác,…